Mê mẩn những thứ này trên bàn trà Tết, người Việt đang tự làm hỏng gan sớm

31/01/2025 08:00 AM | Sức khỏe

Trong những ngày Tết, đồ ngọt là món không thể thiếu. Tuy nhiên, các thực phẩm như mứt, kẹo, hoa quả sấy, ô mai… có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gan nếu ăn quá nhiều.

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, đồ ngọt là một phần không thể thiếu của ngày Tết. Các loại đồ ngọt chứa nhiều đường tinh luyện (đường kính) thường được dùng trong dịp Tết là: kẹo, bánh, mứt, nước ngọt có gas... Việc lạm dụng các món này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…

“Đồ ngọt không có tội, nhưng quan trọng là chúng ta phải kiểm soát tốt lượng đường đưa vào cơ thể. Chúng ta vẫn có thể ăn đồ ngọt nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Vì nếu tiêu thụ thái quá, ăn thả ga thì các thực phẩm này lại gây hại”, bác sĩ Hưng nói.

Mê mẩn những thứ này trên bàn trà Tết, người Việt đang tự làm hỏng gan sớm- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho hay, bánh kẹo thường được làm ngọt bằng si-rô bắp giàu fructose. Nhiều người nghĩ rằng fructose không làm tăng đường huyết như đường trắng. Tuy nhiên, fructose vẫn được chuyển hoá thành glucose trong cơ thể, do đó chúng vẫn tác động lên chỉ số đường huyết và tổng năng lượng của cơ thể trong ngày.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Niên, việc ăn đồ ngọt, kẹo, bánh nhiều sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì do tăng năng lượng đưa vào cơ thể. Đồng thời thói quen ăn uống này cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Ăn quá nhiều đồ ngọt hại tới gan

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên cho biết việc ăn nhiều đồ ngọt là một mối đe dọa đối với gan. Nguyên nhân là do đường fructose được chuyển hoá ở gan. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều fructose có thể làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

Cũng theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, Phó chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ tạo ra gánh nặng cho gan. Các sản phẩm kẹo bánh có chứa glucose khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan và được dự trữ dưới dạng glycogen.

Chức năng của glycogen là một nguồn dự trữ năng lượng phụ, bên cạnh nguồn dự trữ chính là chất béo nằm trong mô mỡ.

Khi cơ thể cần năng lượng, glycogen ở gan sẽ chuyển hóa thành glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose, lượng đường trong máu luôn tăng cao và tạo thành gánh nặng cho gan.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, ăn đồ ngọt gây tăng chỉ số đường huyết, sẽ làm cho tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, cơ thể phải liên tục tiết ra insulin và khiến gan, tụy, thận quá tải.

Đảm bảo an toàn khi ăn đồ ngọt trong dịp Tết

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, hiện nay các sản phẩm đồ ngọt thường không ghi rõ lượng đường là bao nhiêu. Điều này rất khó cho người tiêu dùng trong việc định lượng lượng đường nạp vào cơ thể.

“Nếu ăn một thìa đường kính thì rất ít người ăn được, nhưng ăn kẹo bánh thì lại rất dễ do mọi người không biết trong kẹo, bánh chứa lượng đường lớn. Để đảm bảo sức khỏe, mọi người phải tự kiểm soát bản thân, nếu thấy mình đã ăn nhiều bánh kẹo ngọt rồi thì nên chủ động ngừng lại. Mọi người tuyệt đối không ăn bánh kẹo đến no hoặc ăn đến khi hết cơn thèm. Ngoài ra, mọi người nên chọn và ăn những sản phẩm chứa ít đường”, bác sĩ Hưng nói.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trong chế độ ăn uống hàng ngày, phụ nữ không ăn quá 100kcal từ các thực phẩm chứa đường (tương đương 25g đường) và nam giới không nên tiêu thụ quá 150 kcal (tương đương 38g đường).

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ngày Tết mọi người vẫn cần phải duy trì chế độ ăn như ngày thường và cần kiểm soát lượng ăn hợp lý. Bởi việc ăn quá nhiều đường hay cả chất đạm, chất béo cũng đều gây ra hệ lụy cho hệ thống chuyển hóa của cơ thể.

Theo Minh Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Gần 20 năm kể từ ngày các ngân hàng 'đổ bộ' thị trường chứng khoán: Tổng vốn hóa 2,3 triệu tỷ đồng, Vietcombank thống trị suốt hơn 1 thập kỷ

Vốn hóa các ngân hàng trên sàn chứng khoán bắt đầu tăng mạnh từ năm 2017 và tổng quy mô đã lên đến hàng triệu tỷ đồng.

Phó TGĐ Batdongsan.com.vn: Ngân hàng hỗ trợ cho vay đến 80 - 85% giá trị nhà ở nhưng người mua nên có sẵn tối thiểu 30 - 40% tiền “thịt”

Phó TGĐ Batdongsan.com.vn đưa ra đánh giá, người mua nhà cần chuẩn bị tài chính vững chắc và bảo đảm dòng tiền ổn định trong 3-5 năm tới để tránh áp lực tài chính khi vay mua nhà.

Sức mạnh tuổi 94 của Warren Buffett: Berkshine Hathaway đã nộp tổng cộng 101 tỷ USD tiền thuế, cảnh báo chính phủ không được chi tiêu hoang phí

Trong 59 năm điều hành Berkshire, CEO Warren Buffett đã biến công ty từ "đống tro tàn" thành doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất lịch sử nước Mỹ.

Doanh nhân Nguyễn Thành Nam chỉ ra loại vốn FPT mạnh ngay từ đầu: "Chúng tôi cứ tới bắt tay, không cần thân thiết"

"Chúng ta thường cho rằng phải quen thân mới làm được việc. Nhưng trên thực tế, chúng ta dễ nhờ vả người quen sơ hơn là người thân", cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam cho biết.