Lý do thực sự ít người biết đằng sau bộ đồng phục màu xanh của bác sĩ phẫu thuật

20/02/2017 14:21 PM | Sống

Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ phẫu thuật luôn phải mặc đồ màu xanh. Đằng sau bộ đồng phục xanh đó có một nguyên do cực kỳ quan trọng.

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao khi khám bệnh bác sĩ mặc áo blouse trắng nhưng khi vào phòng phẫu thuật lại phải khoác lên người bộ đồ xanh da trời từ đầu tới chân chưa?

Một số người lý giải rằng đó đơn thuần chỉ là một quy định bất thành văn trong ngành y tế mà thôi nhưng không hẳn như vậy đâu. Tất cả đều có lý do của nó và đằng sau bộ đồ phẫu thuật màu xanh đó là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng.

Trên thực tế, bộ đồng phục màu xanh đó có thể quyết định phần nào sự thành bại của một ca phẫu thuật.

Trước đây, các bác sĩ đều chỉ mặc một chiếc áo blouse trắng đơn giản bởi vì màu trắng là màu tượng trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ. Chiếc áo trắng nhắc nhở bác sĩ luôn phải cẩn thận và chỉn chu, không để vấy bẩn lên áo và khiến bệnh nhân tin tưởng hơn.

Thêm vào đó, màu trắng cũng đem lại cảm giác tích cực, an tâm hơn trong quá trình điều trị. Chính vì lẽ đó mà chiếc áo blouse trắng đã theo các bác sĩ khắp nơi, từ phòng khám cho tới phòng phẫu thuật cho tới một ngày của năm 1914.


Trước đây, tất cả các bác sĩ đều khoác lên mình duy nhất bộ đồng phục màu trắng.

Trước đây, tất cả các bác sĩ đều khoác lên mình duy nhất bộ đồng phục màu trắng.

Một bác sĩ có ảnh hưởng lớn trong ngành lúc bấy giờ đã làm một cuộc "cách mạng" khi đưa ra ý kiến thay bộ đồng phục trắng bằng bộ đồ màu xanh dùng trong phòng phẫu thuật vì một lý do mà ít người có thể ngờ tới.

Đó chính là hiệu ứng thị giác sau ảnh mà các bác sĩ thường gặp trong các ca mổ. Điều này có thể được lý giải một cách đơn giản như sau:

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ liên tục phải nhìn vào màu đỏ của máu, thịt, nội tạng trong một thời gian dài và khi đột ngột quay sang nhìn đồng nghiệp trong chiếc áo blouse trắng, bác sĩ mổ có thể bị ảo giác trong giây lát.

Trong khi đó, khoa học đã chứng minh, màu xanh là màu bổ sung của màu đỏ, do đó nó được dùng để tránh những ảo giác.

Thêm vào đó, nếu bác sĩ phẫu thuật chỉ nhìn vào một màu đỏ trong suốt ca mổ, tín hiệu về màu đỏ trên não mất dần khiến cho việc quan sát các sắc thái trên các bộ phận đang được phẫu thuật của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Theo nhà tâm lý học John Werner, người chuyên nghiên cứu về thị lực tại Đại học California, màu xanh không chỉ giúp nâng cao sự tinh tường của đôi mắt mà còn khiến các bác sĩ nhạy cảm hơn với các sắc thái khác nhau của màu đỏ trong quá trình phẫu thuật như máu, nội tạng.

Bên cạnh đó, màu xanh còn có tác dụng làm dịu mắt, khiến hệ thần kinh thư giãn, giúp các bác sĩ làm việc hiệu quả hơn trong các ca phẫu thuật đầy áp lực.

Màu xanh của bộ đồng phục trong phòng phẫu thuật giúp các bác sĩ tập trung hơn vào ca mổ, giảm thiểu những sai sót trong quá trình phẫu thuật căng thẳng.

Trước kia, các vật dụng trong phòng mổ như ga trải bàn mổ cũng đều màu trắng nhưng hiện tại hầu như đã được chuyển thành màu xanh.

Nguyên nhân tương tự là do dưới ánh đèn công suất lớn của phòng mổ, màu trắng phản xạ lại rất mạnh và tương phản quá rõ nét với màu máu của bệnh nhân, gây lóa, mỏi mắt, làm giảm khả năng tập trung của bác sĩ, đặc biệt là với những ca mổ kéo dài.

Theo Thu Trang

Cùng chuyên mục
XEM