Lưu Bang, Lý Uyên rất nhanh thống nhất được thiên hạ, Tào Tháo cũng là bậc kì tài, nhưng vì sao lại chỉ giành được 1/3 thiên hạ?

30/04/2019 09:07 AM | Sống

Luận tài năng, sức ảnh hưởng hay lực lượng phò tá, Tào Tháo đều không thua bất cứ vị hoàng đế nào, nhưng tại sao dù đã nỗ lực hết mình thì đến cuối cùng, Tào Tháo cũng chỉ giành được 1/3 thiên hạ?

Luận tài năng, Tào Tháo không kém gì các hoàng đế như Lưu Bang, Lý Uyên hay Chu Nguyên Chương. 

Luận sức ảnh hưởng, Tào Tháo cũng khá mạnh, hơn nhiều so với người thích mắng người như Lưu Bang hay xem mạng người như cỏ rác như Chu Nguyên Chương. 

Bàn về các thành viên trong đội, các tướng lĩnh và quân thần của Tào Tháo cũng có rất nhiều người nổi tiếng và tài năng. 

Nhưng tại sao, Lưu Bang, Lý Uyên, Chu Nguyên Chương rất nhanh chóng thống nhất được thiên hạ, còn Tào Tháo, mất hàng thập kỷ mới chỉ có thể cùng Lưu Bị và Tôn Quyền tam phân thiên hạ?

Một số người nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do đối thủ khác nhau. Trên thực tế, đối thủ của Lưu Bang, Lý Uyên hay Chu Nguyên Chương cũng không hề yếu. Chẳng hạn như Hạng Vũ, có thể nói là bất khả chiến bại; Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung, Lý Mật... họ cũng đều không phải hạng tầm thường, hay Trương Sỹ Thành, Trần Hữu Lượng, Phương Quốc Chân… cũng đều là thủ lĩnh một vùng. Sở dĩ mọi người cảm thấy họ không giỏi là bởi họ đều đã bị đánh bại. Lịch sử trước giờ đều là lấy thắng bại luận anh hùng. Vì vậy, cho rằng đối thủ chính là lý do khiến Tào Tháo thất bại trong việc thống nhất thiên hạ là không hợp lý.

Vậy thì, nguyên nhân gốc rễ khiến Tào Tháo không thể thống nhất thiên hạ rốt cuộc là gì?

Lưu Bang, Lý Uyên rất nhanh thống nhất được thiên hạ, Tào Tháo cũng là bậc kì tài, nhưng vì sao lại chỉ giành được 1/3 thiên hạ? - Ảnh 1.

1. Chú trọng đạo nghĩa 

Lịch sử của thời kỳ Tam Quốc chắc chắn là giai đoạn lịch sử thú vị và được các thế hệ sau nói đến nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Lý do tại sao Tam Quốc nhận được mối quan tâm lớn từ các thế hệ sau đó là bởi mặc dù thời kỳ Tam Quốc cũng giống như các thời loạn thế khác với chủ đề chính là chiến tranh, nhưng nó không chỉ dừng lại ở đó, các chư hầu chiến đấu không hoàn toàn là vì thiên hạ mà là vì "đạo nghĩa", theo đuổi đạo nghĩa nhân gian.

Các chư hầu đối địch với Tào Tháo sở dĩ phản đối Tào là bởi họ cho rằng cái mác "tôn sùng thiên tử" của Tào Tháo thực chất là giả tạo.

Trên thực tế, việc Lưu Bị tuy tay trắng nhưng lại có thể hiện thực được mục đích tam phân thiên hạ là bởi khẩu hiệu "hưng phục Hán thất", là bởi Lưu Bị đứng lên gánh vác "đạo nghĩa", vì vậy mới có nhiều nhân tài nghĩa sỹ theo Bị tới như vậy.

Tào Tháo chính vì trong quá trình thống nhất thiên hạ để tâm đến đạo nghĩa mà không thể nhẫn tâm thủ đoạn giết người không nương tay, vì vậy không thể thống nhất thiên hạ, thậm chí còn không được làm hoàng đế dù hoàn toàn có tư cách để ngồi lên ngai vàng.

Lưu Bang, Lý Uyên rất nhanh thống nhất được thiên hạ, Tào Tháo cũng là bậc kì tài, nhưng vì sao lại chỉ giành được 1/3 thiên hạ? - Ảnh 2.

2. Quy luật "lão nhị"

Chúng ta đều biết, tại các cuộc thi thể thao như chạy đường dài, đi bộ hay trượt băng… thì trong quá trình thi tuyệt đối không được vượt lên dẫn đầu, chỉ khi gần tới đích mới nên dốc hết sức lao về phía trước giành lấy giải quán quân.

Vương triều cũng là đạo lý này. Vì sao rất nhiều vương triều sau khi thống nhất lại trở thành những vương triều đoản mệnh, chẳng hạn như nhà Tần hay nhà Tùy… Đó là bởi những vương triều này lao lên dẫn đầu, khi đó dù hiện thực được giấc mộng thống nhất nhưng lại không hiện thực hóa được thái bình, kết quả là bị các vương triều chạy ở ngay phía sau lật đổ.

Là các chư hầu, Lưu Bang, Lý Uyên, Chu Nguyên Chương, Triệu Khuông Dận… thực ra đều không xông lên vị trí số 1. Trước Lưu Bang, Hạng Vũ mới là "lão đại", trước Chu Nguyên Chương, vị trí số 1 là của Trần Hữu Lượng, chạy trước Lý Uyên còn có Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung. Hay Triệu Khuông Dân chỉ là người về nhì, Sài Vinh mới là người dẫn đầu. Những người này trong lịch sử đều là "chạy theo sau", họ gom hết những mâu thuẫn và uất ức do người dẫn đầu gây ra về mình, rồi mượn danh nghĩa hòa giải những mâu thuẫn đó mà đứng lên đấu tranh và giành thắng lợi.

Tất cả những gì Tào Tháo trải qua đều không phù hợp với quy luật "lão nhị" hay quy luật "về nhì" này, bởi Tào Tháo ngay từ đầu đã là lão đại, là người dẫn đầu rồi, vì vậy mới không thể thành công.

Lưu Bang, Lý Uyên rất nhanh thống nhất được thiên hạ, Tào Tháo cũng là bậc kì tài, nhưng vì sao lại chỉ giành được 1/3 thiên hạ? - Ảnh 3.

3. Tính cách

Tào Tháo sở dĩ không thể thống nhất thiên, điều này cũng liên quan mật thiết tới tính cách của Tào. Tào Tháo tuy có rất nhiều mưu sỹ, cũng biết lắng nghe ý kiến của họ nhưng rất ý khi cho thi hành. Thứ mà Tào Tháo tin tưởng nhất vẫn chỉ là cảm giác của chính mình.

Tào Tháo tuy nhiều mưu kế nhưng lại thiếu quyết đoán và rất đa nghi, vì vậy mà trên thực tế cũng đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội "ngon lành".

Chẳng hạn như trận Đương Dương - Trường Bản khi Trương Phi phá cầu và đứng đợi quân Tào Tháo ở đó, đội quân của Trương Phi khi đó cũng chỉ có hơn 20 người, nhưng vì sự đa nghi mà Tào Tháo không dám tiếp tục truy kích. Nếu dám tiếp tục truy kích, bắt được Lưu Bị, vậy thì thế vòng kiềng Tam quốc đã chẳng thể hình thành.

Thêm một ví dụ nữa, Tư Mã Ý từng nhiều lần dâng cho Tào Tháo kế sách đánh vào từ Hán Trung, khi đó Lưu Bị cũng không phải là quá mạnh, Chương Lỗ, Lưu Chương cũng bình thường, nếu như Tào Tháo quyết định làm theo vậy thì Ích Châu sớm đã là của Tào rồi.

Tào Tháo trong đời có rất nhiều cơ hội tốt nhưng đều bị sự đa nghi và thiếu quyết đoán của mình làm hỏng hết. Vì vậy, cho tới cuối cùng vẫn chẳng thể thống nhất được thiên hạ.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM