Lương tháng 60 triệu, nhưng chỉ uống trà đọc báo đến khi nghỉ hưu, bạn sẵn sàng không?

06/04/2024 11:21 AM | Sống

Một số người cho rằng nó đáng giá từ góc độ hiệu quả chi phí; một số người cho rằng nó đáng sợ nếu nhìn từ góc độ phát triển cá nhân. Nhưng trên thực tế, tình trạng này chỉ là thiểu số và phiền não của hầu hết mọi người đều không “ngọt ngào” như vậy.

Trên mạng, chủ đề "Cho bạn lương 60 triệu mỗi tháng, nhưng bạn chỉ được uống trà và đọc báo cho đến khi nghỉ hưu. Bạn có chấp nhận làm không?" đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi.

Rất nhiều người bàn tán, kiểu công việc này, có nên làm không?

Một số người cho rằng nó đáng giá từ góc độ hiệu quả chi phí; một số người cho rằng nó đáng sợ nếu nhìn từ góc độ phát triển cá nhân. Nhưng trên thực tế, tình trạng này chỉ là thiểu số và phiền não của hầu hết mọi người đều không "ngọt ngào" như vậy.

Chẳng hạn, một bạn trẻ hỏi: Tôi làm việc trong một công ty khởi nghiệp nhỏ, có chuyên môn nghiệp vụ nhất định và cũng đang làm khá tốt. Nhưng công ty đang trong tình trạng phát triển nhanh chóng, giờ làm việc thất thường, không có người chỉ bảo nên mọi việc đều phải tự mình làm. Tôi không biết liệu một công ty như thế này có đáng để gắn bó không?

Lương tháng 60 triệu, nhưng chỉ uống trà đọc báo đến khi nghỉ hưu, bạn sẵn sàng làm hay không? - Ảnh 1.

Câu hỏi "Đi hay không đi?"

Những câu hỏi như hai câu hỏi này được gọi chung là câu hỏi "tôi có nên nghỉ việc không" - có rất nhiều câu hỏi như vậy ở nơi làm việc, chẳng hạn như:

Khi tiền lương của tôi hầu như không đủ trang trải cho nhu cầu hàng ngày và tôi không thấy tương lai, tôi có nên nghỉ việc không?

Tôi đã 40 tuổi, có nên tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp nhà nước cho tới khi nghỉ hưu không?

Khi tôi nhận ra rằng việc học đại học chẳng thú vị chút nào, tôi có nên nghỉ học không?

Kết quả, chúng ta luôn ở trong trạng thái không biết đưa ra lựa chọn ra sao.

Bởi lẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến câu trả lời – giới hạn của tôi là gì và tôi có thể chịu đựng được đến mức nào? Chiếc bánh mà lãnh đạo vẽ ra cho mình liệu có thành hiện thực? Có cơ hội nào ở ngoài đó không? Liệu cuộc sống của tôi có bị hủy hoại không?

Cuối cùng, đối mặt với những loại câu hỏi này, chúng ta:

Đọc xong những bài viết truyền động lực, tôi cảm thấy mình cần dũng cảm tiến về phía trước, cho bản thân một cơ hội mới.

Nhưng khi tâm trạng không tốt, lại cảm thấy "hay là thôi đi, sao phải tự làm khổ mình như vậy, tranh đi tranh lại, suy cho cùng cũng chỉ vì một chút danh lợi đó sao?"

Tâm trạng lên xuống thất thường, cuộc sống cũng cứ như vậy trôi qua.

Lương tháng 60 triệu, nhưng chỉ uống trà đọc báo đến khi nghỉ hưu, bạn sẵn sàng làm hay không? - Ảnh 2.

Đổi "đi hay không đi" thành "đổi hay không đổi"

Ví dụ, nếu bạn cho rằng công việc trợ lý là vô nghĩa, vậy thì nghề nghiệp nào sẽ tốt hơn? Nếu muốn vào công ty khởi nghiệp, lãnh đạo công ty nào chắc chắn sẽ chỉ việc cho bạn? Nếu bạn cho rằng khởi nghiệp không ổn và muốn vào một doanh nghiệp nhà nước ổn định, vậy thì bạn có thể có được những cơ hội và kết nối nào?

Hoặc, hãy dành cho mình khoảng thời gian chuyển tiếp 1 năm để trải nghiệm 6 công việc trước khi đưa ra quyết định. Bạn có kế hoạch như vậy không?

Khi góc nhìn thay đổi, vấn đề cũng sẽ trở nên mở hơn.

Quan điểm suy nghĩ này rất quan trọng, bởi vì sự nghiệp không phải là sự kết hợp các công việc mà là sự tiếp nối của một đoạn sự nghiệp nào đó. Những kinh nghiệm nghề nghiệp trước đây sẽ tiếp tục được áp dụng cho những trải nghiệm tiếp theo và mỗi bước đi đều có giá trị.

Vậy, con ếch đang ở trong nồi nước ấm quen rồi thì có nên nhảy ra không?

Nên và cũng không nên. Nên nhảy, vì nước ấm sớm muộn cũng sẽ thành nước nóng. Không nên vì bạn trước tiên nên tìm hiểu xem nồi bên cạnh có phải nồi dầu hay không.

Làm thế nào để tạo ra những "tùy chọn mới"?

Quay trở lại câu hỏi ban đầu, lúc này bạn sinh viên nên làm gì nhất?

Nên "tạo ra một tùy chọn" mới.

Khi chỉ có một củ khoai lang nóng trong tay, bạn sẽ chỉ nghĩ tới việc ăn nóng hay vứt nó đi. Chỉ khi tạo ra một lựa chọn mới, bạn mới quay trở lại so sánh với lựa chọn này xem rốt cuộc có nên đổi hay không.

Nhưng phần lớn vấn đề lại là, tuy chúng ta luôn miệng nói lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, nhưng khi thực sự cần dành ra thời gian để "tìm cơ hội lựa chọn", chúng ta lại nghĩ "khó quá, hay là thôi, cứ như vậy đi."

Lương tháng 60 triệu, nhưng chỉ uống trà đọc báo đến khi nghỉ hưu, bạn sẵn sàng làm hay không? - Ảnh 3.

Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây, là làm thế nào để "tạo ra lựa chọn"?

Dưới đây là 7 bước:

1. Quản lý thời gian. Cố gắng hoàn thành 80% công việc trong thời gian quy định, chừa thời gian để tạo ra các lựa chọn.

2. Dành ra một giờ mỗi ngày để tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân. Kéo dài ít nhất một tháng.

3. Nghiên cứu các trang web tuyển dụng tại thành phố của bạn, thành phố cấp một và thành phố cấp hai để hiểu tình hình nhân tài trong ngành của bạn trên toàn quốc. Nếu bạn tìm thấy một nơi tốt, hãy gửi sơ yếu lý lịch của bạn đến đó và xem có ai phản hồi không.

4. Theo dõi một số tên tuổi lớn và chuyên gia trong ngành trên mạng xã hội và các tài khoản chính thức, họ thường đưa ra những gợi ý việc làm phù hợp cho mọi người. Nếu có khóa học trả phí, đừng vội đăng ký mà hãy tìm ít nhất 2 hoặc 3 khóa học tương tự để so sánh giá cả. Hãy nhớ rằng bạn ở đây để tạo ra các lựa chọn chứ không phải để học hỏi.

5. Liên hệ với các bạn cùng lớp, trao đổi về tình trạng công việc của họ và đánh giá xem tình hình hiện tại của bạn là bình thường hay đặc biệt xấu.

6. Trao đổi với lãnh đạo về tình hình hiện tại của bạn và hiểu trình độ công việc của bạn là như thế nào trong mắt họ.

7. Cuối cùng, những lựa chọn bạn đưa ra có thể bao gồm: bắt đầu một công việc mới, ở lại và tiếp tục làm việc chăm chỉ, tham gia một lớp đào tạo để học hỏi, tôi yêu cuộc sống nhưng không yêu công việc... tất cả đều có thể xảy ra. Khi đã rõ có nên thay đổi hay không, khi đó mới quyết định có nên ra đi hay không.

Sẽ mất ít nhất 1-3 tháng để thực hiện một đợt 7 bước như trên.

Dù kết quả ra sao, ở lại hoặc ra đi, nhưng hãy tin tôi, sự khôn ngoan và kinh nghiệm mà bạn học được về xã hội, bản thân và đưa ra những lựa chọn độc lập sẽ giúp ích cho bạn ở mọi giai đoạn của cuộc đời.

Đây là bài học quan trọng nhất trong cuộc đời - đưa ra những lựa chọn cho chính mình.

Việc đó chắc chắn có giá trị. Vì bạn còn trẻ nên chi phí cơ hội là rất nhỏ và bạn không có quá nhiều để mất.

Nhiều người chỉ bắt đầu đưa ra quyết định cho mình lần đầu tiên khi họ ở độ tuổi 40, 50, họ sợ nếu phạm sai lầm, họ sẽ mất tất cả. Lựa chọn cuối cùng không gì khác hơn là "quên đi, cứ tiếp tục như vậy thôi".

Tạo các lựa chọn trước, sau đó đưa ra lựa chọn.

Không ngừng gia tăng giá trị cho bản thân trong lĩnh vực này và tối ưu hóa khả năng cũng như nguồn lực của mình mà không tính đến các mức lương, thu nhập hoặc môi trường bên ngoài khác.

Và khi bạn thực sự trở thành người dẫn đầu trong một lĩnh vực nào đó, các lựa chọn tự nhiên sẽ đến với bạn.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM