Lược sử ngành ngân hàng (P3): Từ những ngôi đền đến mạng lưới quyền lực bao phủ toàn cầu

27/09/2019 09:04 AM | Kinh doanh

Các ngân hàng đã đi một chặng đường dài từ chỗ các ngôi đền của thế giới cổ đại, nhưng các hoạt động kinh doanh cơ bản của họ hầu như không thay đổi.

Sự kiện cổ phiếu của một công ty ủy thác sụp đổ đã gây ra sự hoảng loạn khiến mọi người đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng và các khoản đầu tư, khiến cổ phiếu lao dốc. Không có Ngân hàng Dự trữ Liên bang hành động để trấn an mọi người, nhiệm vụ đã rơi vào JP Morgan, bằng cách sử dụng lực lượng của mình, tập hợp tất cả những tay to trên Phố Wall nhằm điều động tín dụng và vốn mà họ kiểm soát, giống như Fed sẽ làm ngày nay.

Trớ trêu thay, việc giải cứu nền kinh tế Mỹ khi ấy của JP Morgan càng chứng tỏ rằng không một chủ ngân hàng tư nhân đơn lẻ nào có thể sở hữu sức mạnh thực hiện việc đó. Việc JP Morgan, một lãnh đạo ngân hàng bị nhiều người Mỹ không ưa vì là một trong những ông trùm công nghiệp thiếu đạo đức như Carnegie và Rockefeller, thực hiện công việc này đã khiến chính phủ thành lập Ngân hàng Dự trữ Liên bang vào năm 1913, ngày nay thường được gọi là Fed. Mặc dù các ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến cấu trúc của Fed, nhưng họ cũng chỉ đóng vai trò là nền tảng.

Ngay cả khi thành lập Cục Dự trữ Liên bang, quyền lực tài chính và chính trị còn lại vẫn tập trung ở Phố Wall. Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, nước Mỹ đã trở thành người cho vay toàn cầu và thay thế London trở thành trung tâm tài chính thế giới khi cuộc chiến kết thúc. Thật không may, chính quyền Cộng hòa đã can thiệp và cản trở lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia con nợ phải trả lại các khoản vay chiến tranh của họ, trước khi bất kỳ tổ chức nào của Mỹ gia hạn thêm tín dụng (mà theo truyền thống khoản nợ này sẽ được ân xá, đặc biệt là trong trường hợp của các đồng minh).

Điều này đã làm cản trở sự phát triển của thương mại thế giới và khiến nhiều quốc gia trở nên thù địch với hàng hóa Mỹ. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày thứ Ba đen tối năm 1929, nền kinh tế thế giới vốn đã trì trệ đã sụp đổ hoàn toàn. Cục Dự trữ Liên bang không thể ngăn chặn và từ chối ngăn chặn khủng hoảng; và hậu quả đã đến ngay lập tức đối với tất cả các ngân hàng.

Một ranh giới rõ ràng đã được vạch ra giữa việc là một ngân hàng và một nơi đầu tư. Năm 1933, các ngân hàng không còn được phép đầu cơ với tiền gửi và các quy định của FDIC đã được ban hành, để thuyết phục công chúng rằng ngân hàng đã an toàn để có thể qua trở lại.

Sự cứu rỗi từ Thế chiến thứ hai

Thế chiến thứ hai có thể đã cứu ngành ngân hàng khỏi sự hủy diệt hoàn toàn. Thế chiến thứ hai và sự nỗ lực của các bên liên quan đã đẩy các nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới trở lại vòng xoáy đi xuống.

Đối với các ngân hàng và Cục Dự trữ Liên bang, cuộc chiến đòi hỏi phải điều động tài chính lên tới hàng tỷ USD. Hoạt động tài chính khổng lồ này đã tạo ra các công ty có nhu cầu tín dụng rất lớn, lần lượt, thúc đẩy các ngân hàng sáp nhập nhằm đáp ứng nhu cầu mới. Những ngân hàng khổng lồ trải dài khắp thị trường toàn cầu.

Quan trọng hơn, ngân hàng nội địa ở Mỹ cuối cùng đã giải quyết đến mức một cá nhân sẽ có quyền truy cập hợp lý vào tín dụng với sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi và thế chấp.

Điểm mấu chốt

Các ngân hàng đã đi một chặng đường dài từ chỗ các ngôi đền của thế giới cổ đại, nhưng các hoạt động kinh doanh cơ bản của họ hầu như không thay đổi. Các ngân hàng phát hành tín dụng hoặc các khoản vay cho những người cần nó, nhưng họ yêu cầu lãi suất. Mặc dù lịch sử đã thay đổi các điểm tốt của mô hình kinh doanh, mục đích của ngân hàng là cho vay và bảo vệ tiền của người gửi tiền.

Ngay cả khi trong tương lai các ngân hàng không còn ở góc phố của bạn và bạn có thể thực hiện mọi giao dịch trên internet dù đang ở bất cứ đâu, các ngân hàng vẫn sẽ tồn tại để thực hiện chức năng chính này.

Theo Mỹ Linh

Cùng chuyên mục
XEM