Lời khuyên để thành công phải 'chăm chỉ hơn tất cả mọi người' liệu có hữu ích hay chỉ là cách biến bạn thành 'nô lệ trên bàn làm việc'

25/02/2020 11:22 AM | Nghề nghiệp

Có nhiều cách khác để làm nên thành công mà không cần "bán sức" trên bàn làm việc.

Đây là công thức thành công của tỷ phú Bloomberg: Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc, ngồi xuống bàn làm việc, nơi tôi sẽ ‘mọc rễ’ trong 18 đến 20 tiếng. Nếu đói, tôi cúi xuống gặm chân ghế của mình (mặc dù tôi cố gắng không làm điều đó quá nhiều - khi đói sẽ bị yếu, và các mảnh gỗ rất khó tiêu hóa). Vào cuối ngày, tôi đứng dậy, mệt mỏi và choáng váng, và đi lảo đảo. Tôi tự chúc mừng bản thân vì đã hoàn thành tốt một công việc khác.

Đùa thôi. Tôi không bao giờ ăn bất kỳ món đồ nội thất nào. Viễn cảnh ở trên nghe có vẻ khiến mình nhanh chóng bị kiệt sức, cô lập xã hội và khốn khổ. Nhưng đó cũng là chiến lược của giám đốc điều hành, cựu thị trưởng và ứng cử viên tổng thống Michael Bloomberg trong một clip phỏng vấn gần đây. Ông nói: "Chìa khóa để thành công của tôi là hãy chắc chắn rằng bạn là người đầu tiên ở đó và người cuối cùng rời đi. Đừng bao giờ nghỉ trưa để đi ăn hoặc đi vệ sinh. Bạn cứ tiếp tục làm việc. Bạn không bao giờ biết khi nào cơ hội sẽ xuất hiện."

Phương pháp của Bloomberg có rất nhiều tên gọi trên Twitter: Triệu chứng của một hệ thống bị hỏng, tôn vinh công việc hơn tất cả những thứ khác. Một viễn cảnh cổ tích về một thế giới cứ làm việc chăm chỉ nhất định sẽ thành công. "Như một cơn ác mộng."

Chúng tôi không phải ở đây để bác bỏ bất kỳ quan điểm nào. Chúng tôi tin chắc rằng đối xử với bản thân mình như một con người trong khi làm việc là cực kỳ quan trọng. Bạn không phải là một cái máy tự động. Nhu cầu về thể chất và tinh thần của bạn là điều cần thiết.

Và bạn không cần phải coi công việc của mình là một cuộc đua marathon bền bỉ. Bạn sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và tất nhiên làm việc hiệu quả hơn nếu bạn tự chăm sóc bản thân và tôn trọng giới hạn của chính mình. Dưới đây là ba con đường bền vững hơn để thành công hơn so với tâm lý "nô lệ trên bàn làm việc".

Tìm "vùng làm việc hiệu quả" của bạn

Có một vùng tinh thần mà các nhà tâm lý học gọi là "vùng làm việc hiệu quả" - một điểm thích hợp khiến tâm trí của bạn được kích thích nhưng không quá kích thích, đồng thời cũng được tương tác và thư giãn. Như Ashley Abramson đã giải thích, vùng làm việc hiệu quả là nơi bạn làm tốt nhất công việc của mình: "Nơi bạn có thể suy nghĩ phản biện và sáng tạo, học hỏi và xử lý những điều mới và rút ra những kết nối giữa các thông tin."

Để tìm ra vùng của riêng bạn, hãy chú ý đến các điều kiện khiến bạn căng thẳng và những điều khiến bạn cảm giác bạn bị chậm chạp, và điều chỉnh cho phù hợp: Nếu bạn thấy không kích thích, hãy giải quyết một nhiệm vụ khó khăn hơn. Nếu bạn quá lớn lao, hãy hít thở hoặc dành thời gian cho những thứ nhẹ nhàng hơn. Càng nhiều càng tốt, tất cả đều nhằm mục đích đưa bạn vào vùng làm việc của mình.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Tu hướng tự làm tự chịu của chúng ta có một mặt tối: Đối với nhiều người, thái độ có thể làm được có nghĩa là không bao giờ được thừa nhận mình đang bị quá sức.

Mong muốn được coi là có ích hoặc chủ động có thể thúc đẩy một nhân viên đạt thành tích cao đảm nhận nhiều công việc hơn mức họ có thể xử lý một cách hợp lý. Họ sẽ từ chối yêu cầu giúp đỡ khi thực sự cần, thay vào họ chọn chịu đựng với một nụ cười.

Thừa nhận khi bạn bị đuối có thể là một dấu hiệu của năng lực - điều đó cho thấy rằng bạn rất thực tế, rằng bạn quan tâm đến chất lượng công việc của mình và rằng bạn cam kết giúp team của mình phát triển, hơn là cho mình là một anh hùng. Để truyền đạt tất cả những điều đó một cách rõ ràng, hãy chủ động "giảm tải khối lượng công việc của bạn": Hãy nắm bắt các ưu tiên của bạn và các ưu tiên của team, đánh giá khách quan xem bạn có thể quản lý những việc gì và sau đó đưa ra các giải pháp để bỏ bớt những thứ khác ra khỏi trách nhiệm của bạn.

Biết khi nào nên dừng

Hãy dừng lại khi bạn kiệt sức. Việc có thể thừa nhận với chính mình rằng đã đến lúc cần phải nghỉ ngơi là một kỹ năng bị đánh giá thấp nhưng cần thiết. Cuộc sống - thời gian không dành cho công việc - chính là thứ trở thành chìa khóa để giữ cho bộ não sáng tạo của chúng ta hoạt động tốt". Bạn không thể là phiên bản tốt nhất, độc đáo nhất của chính mình trong công việc nếu bạn không dành thời gian để nạp năng lượng. Và đáng lý ra điều này không cần phải nói, nhưng mà, hãy nghỉ ngơi và đi tắm khi bạn cần.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM