Loại thức ăn này đang âm thầm ‘đồ sát’ hệ hô hấp, nhưng nhiều người mê tít vì nó tiện và hấp dẫn

22/01/2022 06:12 AM | Sống

Nếu "đường thở" không thông suốt thì chẳng khác nào tự giết chính mình. Thế nhưng, nhiều người vẫn mê mẩn loại đồ ăn này để rồi hậu quả khó lường.

Thức ăn nhanh gây áp lực lên đường hô hấp, dẫn đến khó thở
Thức ăn nhanh gây áp lực lên đường hô hấp, dẫn đến khó thở

Thuật ngữ "thức ăn nhanh" thường đề cập đến thực phẩm mà mọi người mong muốn được ăn nhanh chóng, tại chỗ, có giá rẻ, và tiện lợi. Một số loại thức ăn nhanh có thể kể đến như: Khoai tây chiên, mỳ tôm, gà rán, hamburger, nước ngọt có ga, xúc xích...

Theo phân tích của Viện Thực phẩm về dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động, chỉ riêng thế hệ thanh thiếu niên đã chi tới 45% số tiền dành cho thực phẩm của họ vào thức ăn nhanh.

Các loại thức ăn này đều chứa nhiều đường, muối, và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Ngoài ra còn có chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến. Thức ăn nhanh thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Do đó, nếu ăn thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân. Đặc biệt là tăng nguy cơ bị đột quỵ, gây khó thở, đau tim…

Loại thức ăn này đang âm thầm ‘đồ sát’ hệ hô hấp, nhưng nhiều người mê tít vì nó tiện và hấp dẫn - Ảnh 1.

Thanh thiếu niên là những đối tượng thường xuyên ăn đồ ăn nhanh

1. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Đặc điểm chung của thức ăn nhanh là chứa lượng calo rất lớn nhưng lại khó tiêu hoá khiến cơ thể bị thừa cân, béo phì.

Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh như khó thở, hô hấp cấp. Đặc biệt, nếu trẻ em ăn thức ăn nhanh ít nhất ba lần một tuần có nhiều nguy cơ dẫn đến mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, thừa cân còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim, phổi khiến bạn cảm thấy khó thở khi đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục, dễ bị đột quỵ…

2. Làm tăng đường trong máu

Các loại thức ăn nhanh (bao gồm cả đồ ăn vặt và đồ uống) đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ. Khi tiêu hoá, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Lúc này, tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách giải phóng insulin nhằm vận chuyển đường đến các tế bào cần nó để cung cấp năng lượng. Lâu dài, những đợt tăng đột biến insulin này có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin hoặc bào mòn tuyến tuỵ, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.

Loại thức ăn này đang âm thầm ‘đồ sát’ hệ hô hấp, nhưng nhiều người mê tít vì nó tiện và hấp dẫn - Ảnh 2.

Đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim...

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một lon soda có chứa tới 8 muỗng cà phê đường, tương ứng với 140 calo và không hề chứa dinh dưỡng. Trong khi đó, mỗi ngày chúng ta chỉ cần cung cấp cho cơ thể khoảng 100 đến 150 calo từ đường.

Một số thức ăn nhanh như: gà rán, pizza, khoai tây chiên,… còn chứa chất béo chuyển hóa, được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Loại chất béo này sẽ làm tăng cholesterol xấu và làm giảm cholesterol tốt. Từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng khả năng bị đột quỵ, đau tim...

4. Tăng nguy cơ gây ung thư

Theo các chuyên gia, khi làm thí nghiệm với hơn 100 mẫu gà nướng đã nhận thấy có 2-Amino-1-methyl-6-phenylimidazo (4,5-b) pyridine hoặc PhIP, một chất hóa học khi thịt được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định có thể dẫn đến ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết ở người.

Loại thức ăn này đang âm thầm ‘đồ sát’ hệ hô hấp, nhưng nhiều người mê tít vì nó tiện và hấp dẫn - Ảnh 3.

Giảm ăn thức ăn nhanh để bảo vệ tốt hơn cho cơ thể của bạn

5. Ảnh hưởng đến hệ sinh sản

Trong thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất nhiều phthalates. Đây là một loại hóa chất có thể làm gián đoạn hoạt động hormone trong cơ thể con người. Theo thời gian, khi tiếp xúc nhiều với hóa chất này sẽ dẫn đến các vấn đề về sinh sản. Thậm chí, ở phụ nữ có thai thì rất có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19 như hiện nay, việc bảo vệ "đường thở" nói riêng và sức khoẻ cơ thể nói chung là vô cùng quan trọng. Bởi, khi bạn có một trái tim khoẻ mạnh, một lá phổi "xanh", sức đề kháng tốt sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Thậm chí, khi bị mắc bệnh cũng giảm được những triệu chứng tăng nặng vô cùng hiệu quả.

Vì vậy, hãy cố gắng ăn những đồ ăn dinh dưỡng mỗi ngày, nhất là rau xanh, trái cây, uống nhiều nước…Và nên nhớ, chỉ ăn đồ ăn nhanh trong trường hợp thực sự cần thiết.

(Tổng hợp)

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM