Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển

23/04/2022 12:20 PM | Sống

Không chỉ là sự biết ơn, tục thờ cá Ông với người dân miền biển đã trở thành đức tin và tín ngưỡng lâu đời, gắn kết như ruột thịt... Với những người ngư dân, cá Ông còn hơn cả ân nhân cứu mạng, nó là một đức tin che chở họ muôn đời.

Sức mạnh của biển cả luôn là điều mỗi người ngư dân từ khi sinh ra ở miền biển luôn ghi dấu trong tiềm thức. Lớn lên giữa sóng gió đại dương, những cơn bão biển, những lần biển động và mỗi mùa ra khơi, chẳng ai là không biết đến cá voi. Không chỉ là một người bạn ngoài khơi xa, hiền lành và nổi tiếng thân thiện, loài cá này được ngư dân tôn kính gọi là cá Ông. Cá Ông đã trở thành đức tin, điểm tựa tâm linh của mỗi người dân mưu sinh nhờ biển.

Theo dòng chảy văn hóa, tín ngưỡng thờ cá Ông được mỗi ngư dân tin tưởng sẽ mang đến may mắn cho họ, ra khơi vào lộng. Có thể nói rằng, thờ cá Ông là thờ vật linh - vị thần độ mạng cho ngư dân đi biển. Bởi vậy, tục thờ cá Ông đã hình thành từ xa xưa trên suốt dải biển dài hơn 3.260km ở nước ta.

Tục thờ cá Ông - tín ngưỡng của ngư dân miệt biển

Tục thờ cá Ông hình thành từ nhu cầu tâm linh của ngư dân bám biển. Tục thờ cá Ông là một tín ngưỡng dân gian đặc thù của cư dân ven biển nước ta, từ Thanh Hóa đến tận Kiên Giang. Càng trở về phía Nam, tín ngưỡng thờ phụng cá Ông càng mang sắc thái rõ ràng và đậm nét.

Cá Ông có gì đặc biệt?

Từ hàng trăm năm trước, ngư dân ven biển đã lưu giữ tập tục độc đáo thờ cúng cá Ông. Trong thư tịch, tài liệu cổ đều miêu tả về cá Ông tựa như một "vị thần hộ mệnh" đáng kính.

Theo Thoái thực kí văn ghi chép: "Hải thu tục gọi là cá Ông voi, mình dày không vảy, đuôi giống tôm, kỳ nó rất sắc, mũi ở trên trán, tính có nhân hay cứu người. Người đi thuyền gặp phong ba mà đắm, nó thường đội trên lưng đưa vào gần bờ, vẫy đuôi bỏ lên. Người miệt biển rất kính. Có con chết mà tạt vào bờ ruồi lẳng không đậu, họ bèn góp tiền làm ma, ai chủ việc ấy thì đánh cá và buôn bán có lợi."

Trong cuốn Tùy thư có viết: "Nước Chân Lạp có con cá Kiến đồng, bốn chân, không vảy, múi như voi, hút nước phun ngược lên năm, sáu trượng."

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 1.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rằng: “Cá Ông voi: Đức ngư (theo tên đời Tự Đức ban cho) đầu tròn, trên trán có lỗ phun nước sắc đen, nhẵn nhụi không vẩy, đuôi chẻ ra như con tôm, tính hiền lành hay cứu người." Hoặc "... Khoảng năm Quang Triệu tiền triều (đời Lê) có loài cá voi theo nước vào, khi nước triều rút, người bờ bế bắt được. Có người dùng xương sống cá làm xà nóc dựng nhà."

Ngoài ra, sách Gia Định thành công chí cũng có nói rằng: "Những khi thuyền bè gặp sóng gió nguy hiểm, thường thấy thần (cá Ông) dìu dỡ mạn thuyền bảo vệ người yên ổn. Hoặc thuyền bị chìm đắm, trong cơn sóng gió thần cũng đưa người vào bở, sự cứu giúp ấy rất rõ. Chỉ nước Nam ta từ Linh Giang đến Hà Tiên mới có việc ấy và rất linh nghiệm, còn các biển khác thì không có."

Còn theo Léopold Michel Cadière - một nhà văn hóa học người Pháp: “Trong từ điển hầu như không có từ cá voi, người ta thường gọi là cá ông, con cái thì gọi là bà ngư". Việc tôn xưng cá voi là Ông, Bà khi sống cũng như lúc thác, đều thể hiện sự trọng vọng với vị thần độ mạng biển cả này.

Những thông tin trên cho thấy tín ngưỡng thờ cá Ông đã hình thành từ lâu theo lịch sử dân tộc, khảm sâu vào tâm thức ngư dân vùng biển về một điểm tựa tâm linh giàu ý nghĩa.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 2.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 3.

Hơn cả ân nhân, cá Ông là người thân

Trong tâm thức của ngư dân bám biển, việc phụng thờ cá Ông là cả một quá trình nương tựa vào biển cả, biết ơn nhiên thần luôn che chở và cứu giúp mỗi lần ngư dân ra khơi gặp nạn.

Cả cuộc đời sống lênh đênh giữa biển khơi, giông tố, bão bùng luôn đe dọa tới cuộc sống của ngư dân bất cứ lúc nào. Cho nên, cá Ông đã trở thành một điểm tựa an lành bất diệt của người dân. Từ niềm tin sâu sắc ấy, cá Ông được dân gian gọi bằng nhiều danh xưng tôn kính khác nhau. Chẳng hạn như Đức Ông, Cá Ngài, Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Cậu, Ông Lớn, Ông Phướn, Ông Nam Hải, Ông Chuông, Bà Chuông,... Khi cá còn sống, ngư dân tôn kính gọi là Ông Sanh - ân nhân cứu sống sinh mạng của ngư dân khi ra khơi. Khi cá thác gọi là Ông Lụy. Mỗi khi có Ông Lụy, ngư dân đều chịu tang như với người thân ruột thịt của mình.

Tục chôn cất, thờ cúng cá Ông - đức tin về sự che chở của nhiên thần

Tương truyền, tục thờ cá Ông được biết đến từ thời Nguyễn với chuyện cá Ông cứu mạng Vua Gia Long Nguyễn Ánh khi chạy trốn nhà Tây Sơn. Khi thắng trận, vua đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng với nhiều sắc phong.

Dưới thời nhà Nguyễn, cá Ông được nhận nhiều sắc phong như Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi thần (thời Minh Mạng), Từ Chế Chương Linh Trợ Tín Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi thần (thời Thiệu Trị), Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi thần (thời Tự Đức), Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân chi thần (thời Đồng Khánh), Từ Tế Chương Linh Trợ Tín Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần (thời Duy Tân).

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 4.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 5.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 6.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 7.

Không chỉ sắc phong, nhà vua cũng ban lệnh rằng, làng nào có Ông Lụy thì phải báo cáo lên phủ huyện để cấp tiền tuất, hương đèn, vải đỏ để tổ chức khâm liệm, cấp đất xây lăng và ruộng hương hỏa để phụng thờ.

Tiếp nối truyền thống từ thời ông cha, nhiều đời nay, ngư dân vẫn tỏ lòng thành và tôn kính giữ vững tập tục thờ cúng cá Ông.

Khi ngư dân trông thấy cá Ông dạt vào từ khơi xa, sẽ cùng nhau đưa Ông lên bãi. Đó gọi là Ông Lụy. Mỗi khi Ông Lụy, ngư dân nghiêm túc sắp lễ, tiến hành nghi thức làm đám tang cho Cá Ngài. Theo kinh nghiệm của ngư dân, mùa gió Đông Bắc là mùa Ông Lụy nhiều nhất. Ông Lụy có thể do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như ông đã già, sức cùng lực kiệt. Hoặc ông bị các loài cá khác gây thương tích, lâu ngày thịt bị hoại tử, thối rữa đến chết. Cũng có thể là do ông bị gió bão đánh dạt vào, va vào ghềnh đá rồi thác.

Theo lệ xưa, người trông thấy Cá Ngài lụy đầu tiên thì được quyền làm chủ tang. Nói cách khác, là nhận vai trò trưởng tử. Chủ tang sẽ kêu gọi toàn thể dân làng quyên góp để an táng Cá Ngài.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 8.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 9.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 10.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 11.

Từ lâu ngư dân vùng biển tin rằng, ai được làm chủ tang sẽ gặp nhiều may mắn, năm ấy sẽ làm ăn thịnh vượng, bội thu. Không chỉ vậy, ngư dân còn có niềm tin mạnh mẽ rằng, Ông lụy ở đâu thì dân làng nơi đó được hưởng vận may, nhận được nhiều phúc âm.

Khi an táng, trưởng tử phải chít khăn tang, mặc áo gai có bổn phận lo liệu đám tang chu đáo, cẩn thận. Sau khi chôn cất và chịu tang cá Ông khoảng 3 năm thì người dân làm lễ cải táng. Xương cốt của cá Ông được xếp vào quách, chuyển vào trong lăng để thờ.

Miếu thờ cá Ông - vị thần hộ mệnh bảo vệ ngư dân bám biển nhiều đời

Tri thức dân gian nắm giữ nhiều truyền thuyết về tục thờ cá Ông. Ở mỗi vùng miền trên khắp dải đất Việt Nam, mỗi miếu thờ, lăng thờ cá Ông đều gắn với câu chuyện của riêng mình.

Miếu thờ Đức Ngư Ông (Hà Tĩnh)

Tìm về thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, nơi đây là nơi chôn cất hàng trăm cá Ông. Được biết, miếu thờ cá Ông nơi đây đã hơn 600 tuổi. Miếu thờ cá Ông tại Cẩm Nhượng cũng là nơi an táng cá Ông lớn nhất Hà Tĩnh.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 12.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 13.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 14.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 15.

Ông Nguyễn Hữu Phương (BQL miếu Đức Ngư Ông) là người coi sóc miếu thờ.

Miếu thờ được phủ lên mình lớp trầm mặc của thời gian. Chẳng những thế, hồn khí của cá Ông tích tụ nhiều trăm năm qua càng làm nơi đây thêm linh thiêng, bí ẩn.

Từ bao đời nay, ngư dân bám biển nơi đây luôn coi cá Ông là vị thần hộ mệnh che chở, bảo vệ con người mỗi khi ra khơi. Nếu thấy cá Ông lụy bờ, ngư dân cẩm tâm thành kính mai táng và thờ phụng như cha mẹ mình.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 16.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 17.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 18.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 19.

Sau nhiều lần tu tạo, lăng thờ Đức Ngư Ông ngày một khang trang.

Cá Ông được ngư dân nơi đây kính trọng gọi là Ngài. Nếu nặng hơn 50kg sẽ đặt bia là Đức Ông, Đức Bà. Nếu bé hơn thì đặt là Đức Cô hoặc Đức Cậu. Với những cá Ông thác, thân bị biến dạng dạt vào bờ sẽ tung 3 đồng tiền âm dương để xác định giới tính.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 20.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 21.

Sau khi an táng cá Ông, chủ tang làm các nghi thức cúng 3 ngày - 49 ngày - 100 ngày, giỗ đầu giống như người. Sau 3 năm, cá Ông được cải táng, cho vào trong lăng để xây mộ.

Lăng cá Ông Nam Hải (Vũng Tàu)

Lăng cá Ông Nam Hải ở Vũng Tàu là một điểm đến tâm linh được nhiều du khách ưa thích. Lăng thờ cá Ông nằm trong quần thể gồm cả đền thần Thắng Tam và miếu bà Ngũ Hành.

Tục thờ cá Ông ở lăng bắt đầu từ thế kỷ XIX. Ngư dân sống ở Bãi Sau phát hiện đầu cá Ông khổng lồ trôi dạt vào bờ. Nặng đến mức dân làng không khiêng nổi nên phải đợi thịt rữa hết mới tháo khớp xương. Sau đó, rửa sạch mang về thờ phụng ở một ngôi miếu nhỏ đặt ở Bãi Trước.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 22.

Đình Thần Thắng Tam là nơi thờ phụng ông Nam Hải (cá Ông) và bà Ngũ Hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa- Thổ).

Vào thời gian ấy, tại bờ Cần Giờ và Long Hải, ngư dân cũng phát hiện một thân và đuôi cá Ông trôi dạt. Người dân khi ấy kháo nhau rằng, vốn là thần Nam Hải có nhiệm vụ bảo vệ thuyền bè trên vùng biển này. Nhưng do không hoàn thành nhiệm vụ mà bị trách phạt thân xác rã thành 3 khúc.

Nhiều năm sau, người dân trong vùng quyên góp tiền bạc để xây dựng lăng. Tiếp đó, di dời xương cốt cá Ông trước đó về đền Thắng Tam để phụng thờ.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 23.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 24.

Bộ ngọc cốt cá Ông được thờ phụng tại lăng Nam Hải, Vũng Tàu.

Đến tầm giữa tháng 8 âm lịch là thời điểm tốt nhất để tham quan lăng cá Ông. Thời tiết vừa dễ chịu trong lành, cũng đúng vào dịp giỗ Ông nên sẽ có nhiều lễ hội thú vị diễn ra.

Miếu cá Ông - Phước Hải Cổ Miếu (Bạc Liêu)

Miếu cá Ông là nơi được người dân biển Bạc Liêu xem là nơi cư ngụ của vị thần bảo trợ cho ngư dân vượt qua được sự hung dữ của biển cả và mùa màng bội thu tôm cá. Miếu cá Ông, còn được gọi là chùa cá Ông xây dựng vào năm 1903.

Trả qua thăng trầm thời gian, miếu cá Ông vẫn là nơi linh thiêng phụng thờ vị thần hộ mệnh của ngư dân bám biển. Sau này, miếu cá Ông thờ thêm Quan thánh đế quân (Quan Vân Trường). Đây là một vị tướng được nhân dân Trung Quốc tôn kính.

Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 25.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 26.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 27.
Linh thiêng nghĩa địa cá Ông - nơi ẩn chứa một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất, đức tin sâu thẳm của ngư dân bám biển - Ảnh 28.

Chuyện kể rằng, vào năm 1903, có một cá Ông lụy bờ. Theo tục xưa, ngư dân làm lễ an táng, xẻ thịt đem chôn cất, còn ngọc cốt xương để thờ. Dân gian phụng thờ cá Ông, coi là Nam Hải Đại Tướng Quân. Dân làng cũng coi Ngài như vị Thổ Công giúp trấn giữ cho vùng miệt biển an bình, "phong điều vũ thuận, quốc thái dân an."

Vào ngày vía Cá Ngài (ngày 9,10/3 Âm lịch), nơi đây người dân không thực hiện lễ rước trên biển như vùng chài khác. Mà họ chỉ tổ chức lễ cúng như các vị thần dân gian. Đó cũng là lý do nơi này được du khách thập phương đổ về chiêm bái và chiêm ngưỡng ngôi miếu đậm kiến trúc Trung Hoa này.

Lễ hội cầu ngư, Nghinh Ông

Lễ hội cầu ngư và Nghinh Ông là một trong những nét đặc sắc trong tục thờ cúng cá Ông của ngư dân miền biển. Ngày vía cá Ông tùy thuộc vào từng nơi mà có ngày cúng riêng. Có nơi chọn ngày Ông lụy bờ, có nơi chọn ngày mà cá Ông nơi đó nhận được sắc phong nhà vua ban.

Lễ hội diễn ra là dịp để ngư dân bày tỏ sự biết ơn, trân trọng và lòng thành kính với vị thần biển cả. Trong ngày vía Ông, nơi thờ phụng được trang hoàng rực rỡ. Tại nhà ngư dân thì dâng đồ cúng lên hương án. Tàu thuyền của ngư dân đều được giăng đèn kết hoa lộng lẫy. Tại lăng thờ, vị chủ lễ sẽ dâng đồ cúng tế và đọc văn tế cảm tạ bày tỏ sự biết ơn của người dân với Đức Ông, Đức Bà. Bên cạnh đó, dịp lễ hội cũng là lúc để ngư dân cầu mong một mùa ra khơi an lành, bội thu, đầy ắp tôm cá.

Đặc biệt những nghĩa địa, lăng thờ cá Ông được chăm sóc, hương hỏa thường xuyên là cách ngư dân bám biển thể hiện lòng thành và sự biết ơn của mình.

Theo Vũ

Cùng chuyên mục
XEM