Tại sao giảm béo lại quá khó khăn đến vậy?

22/02/2016 10:01 AM | Sống

Cơ thể con người được thiết kế để tìm kiếm thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống. Thậm chí cơ thể có hẳn một hệ thống hóc môn phức tạp kiểm soát vấn đề này.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy sau khi cơ thể giảm cân, hệ thống này sẽ kích thích sự thèm ăn, khiến cơ thể tăng cân trở lại.

Những thí nghiệm được thực hiện cho thấy cơ thể con người có xu hướng ăn nhiều hơn sau một thời gian bị hạn chế tiếp thu năng lượng. Quá trình này tiếp tục cho đến khi lượng béo trong cơ thể bắt đầu vượt ngưỡng cho phép.

Mặc dù chất béo thường được coi là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể, nhưng quá trình này không đơn giản như vậy. Nếu lượng chất béo bị đốt cháy quá nhiều trong khoảng thời gian cơ thể không nạp năng lượng, một số protein của vùng cơ sẽ bị đốt cháy thay nhằm bảo vệ chất béo trong cơ thể.

Béo do...tiến hóa

Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi việc cố gắng giữu chất béo trong cơ thể là bản năng sinh học của con người. Sau hàng thiên niên kỷ tiến hóa để loài người cổ đại có thể sinh tồn với lối sống săn bắn hái lượm, có chế hoạt động sinh học của cơ thể người đã quen với việc giữ lại chất béo nhằm đối phó với tình trạng đói khát.


Bộ phận Hypothalamus kiểm ở não người kiểm soát sự cân bằng hóc môn cơ thể, bao gồm kích thích sự đói khát và tìm kiếm thức ăn.

Bộ phận Hypothalamus kiểm ở não người kiểm soát sự cân bằng hóc môn cơ thể, bao gồm kích thích sự đói khát và tìm kiếm thức ăn.

Những cá thể có sự thích nghi tốt với lối sống săn bắt hái lượm là những cơ thể có khả năng tích trữ năng lượng, hay chất béo tốt, và gen của những cá thể này đã tồn tại cũng như lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.

Trong suốt thời kỳ đói kém, khả năng giữ chất béo giúp cho nhiều cá thể sống sót, nhưng sự hữu ích này lại đang là vấn đề với con người hiện nay. Xã hội ngày nay thiếu các hoạt động về thể chất và nguồn dinh dưỡng lại quá phong phú, gây nên bệnh béo phì cũng như thừa cân.

Nói cách khác, tổ tiên con người đã tiến hóa và đào thải hàng thiên niên kỷ để thích nghi với việc lưu trữ chất béo, nhưng môi trường hiện nay đã thay đổi và hệ thống sinh lý này trong cơ thể vẫn chưa tiến hóa theo kịp.

Cơ thể con người được thiết kế để...béo

Hệ thống hóc môn trong cơ thể con người phản ứng lại những tín hiệu tiêu cực của từng bộ phận. Theo đó, nếu cơ thể quá gầy, lượng béo suy giảm khiến một số hóc môn suy giảm theo đến một mức nhất định, hệ thống sinh lý sẽ điều chỉnh để cơ thể nạp năng lượng nhằm tăng cường lượng hóc môn đó.

Đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể con người cảm thấy đói khi giảm cân và có xu hướng ăn nhiều hơn.


Những cơ quan hóc môn kiểm soát cơn đói của cơ thể.

Những cơ quan hóc môn kiểm soát cơn đói của cơ thể.

Tuy nhiên, trường hợp ngược lại không xảy ra khi cơ thể thừa cân. Hệ thống hóc môn trong cơ thể con người phản ứng khá chậm với việc thừa cân. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tại sao.

Một số chuyên gia cho rằng điều kiện môi trường sống đói kém trước đây đã tác động quá mạnh đến hệ thống sinh học trong cơ thể và môi trường ngày nay có tác động chưa đủ mạnh để thay đổi điều đó.

Nói cách khác, cơ thể chúng ta vẫn mất năng lượng khi vận động và cơ chế sinh lý chưa coi trọng việc điều chỉnh giảm cân là điều cần thiết trong cơ thể.

Như vậy, nếu môi trường sinh sống của con người không có nhiều thay đổi như hiện nay thì việc béo phì cũng như thừa cân vẫn là vấn đề khó giải quyết, và mọi người có lẽ phải dựa vào “tự thân vận động” hơn là trông chờ ở cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM