Phụ huynh có nên cho con trẻ biết sự thật về Ông già Noel?

23/12/2014 15:29 PM | Sống

Một nhóm học sinh trường Stalham Academy ở Nolfolk, Anh Quốc đã đón nhận một thông điệp bất ngờ trong buổi giảng đạo Giáng Sinh vào thứ Hai vừa qua.

Margaret McPhee, một giáo sĩ tập sự, đã thẳng thắn chia sẻ sự thật hiển nhiên rằng: Ông già Noel không có thật.

Ý nghĩa thực sự của Giáng Sinh, theo cô, không phải là Santa (ông già Noel), búp bê Barbie hay các món đồ chơi khác, mà là sự ra đời của Chúa Jesus cùng ánh sáng ngài mang tới cho thế giới.

Các bậc phụ huynh đã rất phẫn nộ, một trong số họ đã post lên Facebook rằng McPhee đã “khiến tôi ngại đưa con tới nhà thờ vì lo sợ điều gì đó khủng khiếp lại được hé lộ.”

Đây là vụ việc thứ 2 trong tháng này. Vụ đầu tiên là vào vài tuần trước, khi Cha Dennis Higgins, một cha xứ nhiều tuổi tận tâm, đã “dám” nói ra sự thật phũ phàng này với trẻ nhỏ tại nhà thờ. Và thầy hiệu trưởng tên Brendan Hickey đã phải đứng ra can thiệp.

“Tôi muốn trấn an toàn bộ học sinh lớp 3 tại St.Anne’s cùng các vị phụ huynh, tôi đã đích thân nói chuyện cùng Ông già Noel và kể về việc đã xảy ra”, Hickey nói.

“Ông rất tiếc khi biết về sự nhầm lẫn này và đã hứa sẽ cho các thợ yêu tinh của mình viết thư cho các em rằng Giáng Sinh này nhất định ông sẽ vẫn đến.”

Vậy ai mới là tên xấu xa ở đây? Cha Dennis, McPhee cùng cách nói sự thật thiếu tế nhị của mình? Hay Hickey và hội phụ huynh giận dữ?

Theo quan điểm của tôi, bất cứ người bình thường nào cũng sẽ đồng tình với phía tăng lữ.

Vài thập kỉ qua, sự “tôn thờ” Ông già Noel đã bị quá đà, thay vì là một ngày lễ ấm cúng cùng gia đình, nó lại trở thành sự lừa dối mà cha mẹ cố tình tạo nên cho con cái.

Một bà mẹ người Anh, Laura Cole, đã được lên báo khi cô này quay phim lại lúc các con mình khóc khi nhận được bức thư từ Ông già Noel (tất nhiên là giả) rằng, năm nay chúng sẽ không nhận được bất kì món quà nào vì nằm trong danh sách “trẻ hư”.

1 trong số những đứa trẻ đã lên 8, và vẫn còn tin vào điều này.

Việc giả vờ liên lạc với Ông già Noel qua thư từ hay điện thoại đã trở thành thông lệ đối với các bậc phụ huynh. Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ ở Anh đều để một ly rượu cho Ông già Noel và bánh hạt cho các chú tuần lộc vào đêm Giáng Sinh, trước khi “tự xử” hết chúng để tạo ấn tượng rằng Santa “đã ghé thăm”.

Truyền thống tương tự vậy cũng diễn ra ở Mỹ và vài quốc gia khác.

Tôi biết một bà mẹ còn kể với con trai rằng chính ngôi sao băng vừa vụt qua là Ông già Noel đang cưỡi xe tuần lộc đi phát quà cho trẻ em.

Một ví dụ khác của sự dối trá này chính là khi một cô bé tên Natalie hỏi người phát ngôn của Lầu Năm Góc liệu rằng ông có đang “theo dõi Ông già Noel” hay không.

Câu trả lời, thật bất ngờ, là “Có”: Trung tâm Chỉ huy Quốc phòng Không gian Bắc Mỹ (Norad) có một website nhận là đang theo dõi tiến trình của Ông già Noel qua các thiết bị theo dõi tiên tiến bậc nhất.

Đó chỉ là một lời nói đùa vô hại. Nhưng, liệu có đúng đắn khi để trẻ em tin vào những điều như vậy hay không?

Bằng cách nào đó, phụ huynh đã đi quá xa với câu chuyện Ông già Noel phúc hậu của những thập kỉ trước, và cố tình làm con trẻ tin ông ấy có thật.

Mà thực sự Ông già Noel là ai? Một sự pha trộn giữa các câu chuyện cổ của Thổ Nhĩ Kỳ, Scandinavi, Anh Quốc và Bắc Âu, trở nên phổ biến sau một quảng cáo của Coca Cola những năm 1930.

Xin đừng hiểu nhầm tôi: dùng Ông già Noel như một trò chơi cho phép trẻ em tin hoặc không tin cũng chẳng có vấn đề gì, nhưng làm rối loạn hiện thực của con trẻ thì chẳng hay ho gì.

Có gì sai chứ? Tôi biết các bạn sẽ hỏi vậy. Nó sẽ gây hại gì? Chẳng phải đây là một việc làm nhỏ khiến Giáng Sinh của trẻ em trở nên thú vị hơn?

Thực sự gì, văn hóa Ông già Noel có rất nhiều vấn đề.

Đầu tiên, nó là sự dối trá, và nói dối con trẻ thì chẳng có gì tốt đẹp.

Thứ hai, khi truyền bá câu chuyện Ông già Noel, ý chính của sự lừa dối này là việc bản thân thế giới này chưa đủ kì diệu nên mới cần làm nó thú vị hơn bằng một ông Ông già Noel?

Nhìn từ góc độ này, thì việc giải thích sao băng thực sự được hình thành như thế nào sẽ thật nhàm chán, và các món quà thực ra là do bố mẹ tặng là nhạt nhẽo, trẻ em cần phải tin vào một nhân vật hư cấu nếu muốn có được một đêm Giáng Sinh diệu kì.

Thật lạ lùng làm sao! Chẳng phải sẽ tuyệt vời hơn nếu nói rằng sao chổi là một dải những hạt bụi không gian cháy sáng giữa không trung khi nó bay qua bầu khí quyển Trái Đất.

Và chắc chắn sẽ ý nghĩa hơn nếu biết được chính bố mẹ đã mua những món quà với tất cả tình yêu thương cho mình, thay vì một ông già với đội ngũ yêu tinh và tuần lộc theo sau.

Cuối cùng, Santa đã trở thành biểu tượng của sự nặng nề về vật chất. Quà tặng là thứ không thể thiếu trong Giáng Sinh, nhưng chúng ta sẽ đều phải tán thành rằng điều quan trọng tốt hơn là việc quây quần bên nhau cùng những điều tốt đẹp.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Jake Wallis Simons, một nhà văn, nhà báo và phát thanh truyền hình.

>> Cây Noel mini, có mùi thơm được chuộng trong mùa Giáng sinh

Anh Thu

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM