Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

25/01/2016 08:26 AM | Sống

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?" Mặc quá nhiều áo sẽ khó khăn cho hoạt động cả ngày lại không thời trang, còn nếu mặc ít lại sợ cảm lạnh.

Sau khi cập nhật thời tiết mấy ngày tới qua điện thoại, nhiều người than phiền rằng họ chỉ muốn mang hết đống quần áo trong tủ khoác lên người mà chẳng cần để ý xem chúng có đẹp hay không.

Tuy nhiên, trên thực tế, bọc ba lớp bên ngoài lại không ấm áp bằng việc bằng đúng cách để giữ ấm.

Chúng ta hãy nhìn vào nguyên tắc giữ ấm của quần áo một cách khoa học nhất. Quần áo có thể làm ấm cơ thể bằng cách giảm sự dẫn nhiệt.

Điều này có nghĩa quần áo làm giảm sự xung đột đối lưu giữa không khí lạnh và không khí nóng, từ đó giữ được hơi ấm. Do vậy, muốn mặc ấm thì phải giảm thiểu truyền nhiệt.

Vậy trong vài ngày tới nên mặc thế nào cho ấm áp hơn? Các chuyên gia đã cung cấp một công thức mặc ấm: lớp bên trong mềm mại, nhẹ nhàng; lớp giữa giữ nhiệt và lớp ngoài thì chống gió.

Mặc ấm theo công thức này cộng với việc giữ ấm cổ, đầu, tay và chân thì chúng ta có thể tồn tại dưới cả trời có tuyết.

Lớp đầu tiên: lớp áo lót

Trong việc lựa chọn lớp đầu tiên của quần áo, có người thích lớp áo lót dày và cho rằng như vậy có thể giữ ấm tốt hơn. Thực ra, lớp áo lót quá dày không những khiến người mặc không thoải mái và còn làm tăng đối lưu không khí, từ đó làm giảm tính giữ nhiệt của quần áo.

Ngoài ra, không khí mùa Đông thường rất khô khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, nên lựa chọn đồ lót mềm mại, không chứa chất liệu vải gây kích ứng.

Vì vậy, chuyên gia khuyên rằng nên chọn đồ lót được làm từ chất liệu cotton mỏng, mềm mại, vừa thấm mồ hôi lại vừa giữ ấm.

Lớp thứ hai: Áo len

Thông thường lớp áo giữa có nhiệm vụ là lớp giữ ấm, không có tiếp xúc trực tiếp với làn da của cơ thể. Vì vậy, nên chọn những chất liệu thấm mạnh như len cashmere hay chất liệu cotton.

Về kiểu dáng, quần áo ở lớp giữa phải có độ rộng vừa phải. Quần áo quá chật không giúp ích cho việc giữ ấm mà còn ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh thân nhiệt.

Nếu quần áo rộng quá lại dẫn tới hiện tượng gió lùa, không khí lạnh tràn vào dẫn tới hiện tượng tản nhiệt, ảnh hưởng đến việc giữ ấm.

Đối với người già và những người có sức khỏe yếu thì nên mặc thêm một chiếc áo len gile.

Lớp thứ ba: áo khoác

Việc giữ ấm của áo khoác chủ yếu đến từ chất liệu vải và lớp lót bên trong. Điều này rất dễ hiểu - sự liên kết sợi của chất liệu vải sẽ ảnh hưởng đến khả năng tránh gió; còn loại và độ dày của lớp lót bên trong sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ nhiệt.

Thông thường, độ liên kết sợi của chất liệu để làm áo lông vũ, áo phao và áo da tương đối dày nên khả năng chống gió rất tốt. Tuy nhiên, lớp lót của áo da lại không được dày nên khả năng giữ ấm kém hơn.

Lông vũ và bông trong áo lông vũ và áo phao thường được lót nhẹ nhàng, không quá dày, hút không khí để có thể tạo ra một tầng bảo vệ giữ nhiệt vì vậy nên chúng giữ nhiệt tốt hơn.

Áo dạ thông thường được làm từ chất liệu bao gồm len và sợi tự nhiên khác như polyester, rayon và sự pha trộn sợi tổng hợp khác, lớp lót mỏng, hiệu suất giữ nhiệt yếu ớt.

Cùng chuyên mục
XEM