Lì xì 10 nghìn hay 50 nghìn khi chồng thất nghiệp cả năm? - Nghe tâm sự xót xa của cô vợ, CĐM liền hiến kế hay!

08/01/2025 16:56 PM | Gia đình

Một câu chuyện đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng về chủ đề muôn thủa mỗi khi Tết về: Lì xì bao nhiêu

Lì xì dịp Tết vốn mang ý nghĩa tượng trưng, là lời chúc may mắn và sức khỏe. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, việc xác định số tiền lì xì sao cho "đẹp lòng đôi bên" lại trở thành áp lực với không ít gia đình.

Một phong bao đỏ với tờ tiền 10 nghìn đồng có thể bị coi là quá ít, nhưng tăng lên thành 20 hoặc 50 nghìn đồng cho mỗi cháu lại là gánh nặng với những người có đông họ hàng, người thân. Vì bên cạnh khoản lì xì, mỗi hộ gia đình đều phải chi tiêu rất nhiều trong dịp Tết nguyên đán.

Một thành viên ẩn danh tạm goi là chị A. vừa chia sẻ câu chuyện bản thân, nhờ cộng đồng mạng tư vấn nên làm thế nào khi kinh tế đang eo hẹp, thu nhập cả lương thưởng của hai vợ chồng chỉ có 14 triệu đồng mà chồng yêu cầu chuẩn bị một khoản lì xì cho dịp Tết lên tới vài triệu đồng.

Người mẹ trẻ chia sẻ: “Tết năm nay mình chẳng muốn về quê chồng ăn Tết mà chỉ muốn ở lại phòng trọ. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, chứ về quê thì đủ thứ tiền lo lắng. Riêng tiền lì xì năm ngoái đã gần 4 triệu rồi, năm nay có con nhỏ, mà họ hàng thì đông con, mình sợ không gánh nổi. Mình cũng không muốn làm chồng xấu hổ với họ hàng, nhưng nghĩ đến việc mỗi lần về quê là áp lực tài chính lại khiến mình chùn bước. Nhiều khi mình chỉ muốn đón Tết đơn giản tại phòng trọ, không cần lo toan nhiều”.

Lì xì 10 nghìn hay 50 nghìn khi chồng thất nghiệp cả năm? - Nghe tâm sự xót xa của cô vợ, CĐM liền hiến kế hay!- Ảnh 1.

Điều này bắt nguồn từ việc, chị bày tỏ băn khoăn với chồng về kinh tế gia đình trong năm vừa rồi, đề nghị việc lì xì cho họ hàng và các cháu nhà chồng ở quê nhân dịp Tết nguyên đán là 10.000 đồng. Tuy nhiên, đáp trả lại, người chồng cho rằng, với thời giá bây giờ, trẻ con ở quê cũng không thể mua được gì với 10.000 đồng và anh cho rằng nên lì xì 50.000 đồng/cháu nếu không sẽ bị “người ta cười cho”.

Đáng nói là, theo chị A., tổng số tiền lì xì của hai vợ chồng năm ngoái đã là khoảng 4 triệu đồng. Trong khi đó, năm nay, hai vợ chồng vừa có con nhỏ, chồng chị A đã thất nghiệp cả một năm. Chi phí chi tiêu dịp Tết vì đó là một gánh nặng rất lớn nếu về quê ăn Tết và thêm khoảng lì xì với mức 50.000 đồng/phong bao.

Chị A. cho rằng, mức chi phí cho phong bao lì xì như vậy là vì người chồng “quan tâm đến sĩ diện” của bản thân.

Lì xì 10 nghìn hay 50 nghìn khi chồng thất nghiệp cả năm? - Nghe tâm sự xót xa của cô vợ, CĐM liền hiến kế hay!- Ảnh 2.

Lì xì như thế nào cho phải

Bài chia sẻ của chị A nhanh chóng nhận được hàng nghìn tương tác bao gồm lượt like và bình luận chỉ trong vài giờ với nhiều ý kiến. Đa phần cho rằng, kinh tế đang eo hẹp, đặc biệt người chồng không có việc làm cả năm thì nên vén khéo trong mức thu nhập của gia đình. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là, hai vợ chồng trẻ có thể cân nhắc năm nay không về quê ăn Tết để đỡ gặp cảnh khó xử lì xì 10.000 đồng thì ít mà 50.000 đồng thì vượt quá khả năng tài chính gia đình.

Đáng chú ý có những bình luận sau:

- Năm nay thà đừng về quê chị ạ. Lấy lý do con nhỏ nên không về một năm chứ 10.000 đồng lì xì chồng cũng ngại mà 50.000 đồng thì khó khăn quá.

- Hay thôi tết năm nay vợ chồng không về nữa được không. Thương bạn, có 7 triệu đồng vun vén khắp nơi mà chồng không hiểu.

- Mình mà thất nghiệp khéo mình kêu cháu lì xì lại cho.

- Bảo anh thích 50 nghìn đồng hay 500 nghìn đồng cũng được nhưng anh đưa tiền cho em.

Có lẽ câu chuyện của chị A cũng là nỗi lòng của không ít gia đình hiện nay trong bối cảnh vật giá leo thang, chi tiêu phải thắt chặt.

Lì xì 10 nghìn hay 50 nghìn khi chồng thất nghiệp cả năm? - Nghe tâm sự xót xa của cô vợ, CĐM liền hiến kế hay!- Ảnh 3.

Giải pháp nào cho vấn đề lì xì ngày Tết?

Dù khó khăn, nhưng vẫn có những cách để giữ được ý nghĩa tốt đẹp của lì xì mà không làm nặng thêm gánh nặng tài chính:

- Lì xì bằng giá trị tinh thần: Bên cạnh tiền mừng, một lời chúc ý nghĩa có thể mang lại niềm vui và sự trân trọng từ người nhận.

- Bàn bạc trong nội bộ gia đình và cân nhắc mức lì xì hợp lý: Các gia đình có thể thảo luận trước về mức lì xì hợp lý để tránh gặp phải các áp lực không đáng có đối với khoản chi tiêu này.

Ưu tiên quản lý chi tiêu: Việc lập kế hoạch chi tiêu từ sớm giúp tránh cảm giác "cháy túi" sau Tết.

Đơn giản hóa Tết: Giữ Tết trong không khí ấm áp và giản dị, thay vì chạy theo những phong tục đòi hỏi chi tiêu lớn.

Tết là dịp để sum họp và chia sẻ niềm vui, không nên trở thành gánh nặng. Hơn ai hết, mỗi người cần tìm cách để giữ được tinh thần tích cực, tránh áp lực từ những chuẩn mực xã hội không cần thiết.

Với chị A., có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là sự đồng lòng và sẻ chia giữa vợ chồng để vượt qua những khó khăn, giữ trọn ý nghĩa đoàn viên của ngày Tết.

Theo Mai Trang

Cùng chuyên mục
XEM