Lenovo 360: Đồng hành cùng đối tác đón sóng chuyển đổi số trong bối cảnh thực tế Covid-19

02/12/2021 10:00 AM | Kinh doanh

Thị trường CNTT Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 17% vào cuối năm 2021 lên 7,3 tỷ USD (Fitch Solutions). Các ứng dụng trong dịch vụ phần mềm và cơ sở hạ tầng đám mây cũng sẽ gia tăng. Sự ra đời của Lenovo 360 nhằm giúp các đối tác ở Việt Nam đón sóng đầu tư mới từ xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

Sự trỗi dậy chuyển đổi số ở Việt Nam

Dịch bệnh Covid-19 khiến các xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một trong những khu vực hấp dẫn ở Đông Nam Á.

Theo quỹ đầu tư Venturra, môi trường vĩ mô tích cực đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam được vinh danh là một trong 20 nền kinh tế chủ nhà hàng đầu thế giới về FDI với dòng vốn 16 tỷ đô la. Năm 2021, bất chấp những tác động nghiêm trọng của Covid-19, các khoản đầu tư FDI theo kế hoạch vào Việt Nam vẫn tăng trưởng 22% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 749 / QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, đề ra mục tiêu đến năm 2030 của cả nước với mức đóng góp doanh thu vào GDP từ 8,2% hiện nay tăng lên 30% vào năm 2030.

Đây là nguyên nhân khiến thị trường công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam (bao gồm các dịch vụ CNTT, phần mềm, phần cứng và thiết bị) dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 17% vào cuối năm 2021 lên 7,3 tỷ USD, theo Fitch Solutions.

Tuy nhiên để gia nhập vào lĩnh vực này, cần đối tác phần cứng tin cậy dựa trên năng lực sản xuất và thích nghi với các làn sóng đầu tư mới. Trong bối cảnh đó, cái tên Lenovo đang được nhiều đối tác ở Việt Nam quan tâm và nhắc đến.

Theo báo cáo từ kết quả kinh doanh Q2 (kết thúc 30/9/2021) ở Châu Á Thái Bình Dương, Lenovo tiếp tục duy trì vị trí số một về PC với 19,8%. Mảng kinh doanh hạ tầng tiếp tục tăng trưởng doanh thu rất mạnh và các kênh đối tác đóng vai trò quan trọng ở Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam.

Lenovo 360: Đồng hành cùng đối tác đón sóng chuyển đổi số trong bối cảnh thực tế Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Roy Ng, Giám đốc kênh phân phối, Lenovo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Thành tích này có được nhờ việc liên tục cải tiến đổi mới trong kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng, không chỉ ở sản phẩm mà còn là dịch vụ của Lenovo. Ông Roy Ng, Giám đốc kênh phân phối, Lenovo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết từ đầu năm tài khoá năm nay, công ty đã thành lập đơn vị kinh doanh mới với tên gọi là SSG (Solutions and Services Group), Nhóm kinh doanh các Giải pháp và Dịch vụ. Như vậy, kết hợp với 2 bộ phận kinh doanh hiện tại là IDG (Intelligent Devices Group) và ISG (Infrastructure Solutions Group), Lenovo đang cung cấp các giải pháp toàn diện đầu cuối từ phần cứng tới giải pháp, dịch vụ cho các khách hàng của mình.

Theo ông Roy, nhu cầu khách hàng hiện đã thay đổi so với trước khi dịch bệnh diễn ra, khách hàng đòi hỏi một quy trình, thủ tục công nghệ thông tin (CNTT) ở dạng dịch vụ chứ không đơn thuần là cung cấp phần cứng.

"Nói một cách khác, khách hàng đang kỳ vọng đối tác và các đơn vị cung cấp CNTT có thể giải quyết vấn đề mới của họ. Vì thế, cách tiếp cận mới là điểm cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi. SSG cho phép Lenovo tiếp cận khách hàng theo hướng cung cấp giải pháp và dịch vụ CNTT", ông Roy nói.

Bắt sóng chuyển đổi số cùng Lenovo 360

Với hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa vào kênh đối tác là nguyên nhân chính của sự ra đời của Lenovo 360 - một chương trình framework chung toàn cầu của Lenovo để hỗ trợ các đối tác toàn cầu nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Lenovo 360 sẽ được triển khai tới các kênh đối tác tại Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 2022, với ba thành phần chính (3C): Con người, Chương trình, và Công cụ.

Con người, Lenovo tập trung xây dựng, tối ưu hóa tổ chức để hỗ trợ đối tác tốt hơn. Họ thành lập Global Channel như một phần của quá trình tái cấu trúc chiến lược được công bố vào đầu năm nay, mà ở đó, các đối tác của tất cả các Nhóm Kinh doanh được hợp nhất thành một nhóm đối tác thống nhất. Chương trình Lenovo 360 này cũng sẽ có các chuyên gia toàn cầu và các chuyên gia chuyên ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bán lẻ và ESG (môi trường, xã hội, quản trị) để hỗ trợ các đối tác.

Chương trình, Lenovo sẽ không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của đối tác mà thay vào đó cung cấp cho họ những phương thức bổ sung để phát triển kinh doanh. Điển hình, Lenovo đã triển khai ở Châu Á-Thái Bình Dương chương trình ‘Better Together’, kết hợp quy mô và phạm vi tiếp cận của các kênh đối tác IDG với danh mục sáng tạo của ISG. Hoặc chương trình "rebate", giúp các đối tác thuộc chương trình framework Lenovo 360 hưởng lợi chiết khấu, giảm giá nhiều hơn. Theo thông tin của ông Roy Ng, trong sáu tháng qua, có gần 200 đối tác làm việc với hơn một nhóm kinh doanh để nắm bắt các cơ hội mới thông qua chương trình.

Công cụ, năm ngoái Lenovo đã nâng cấp công cụ Lenovo Partner Hub - cổng thông tin đối tác toàn cầu, cải tiến nó để giúp các đối tác tiếp cận dễ dàng hơn các chương trình của Lenovo như theo dõi hoạt động kinh doanh, lấy cấu hình, báo giá, tài liệu marketing dễ dàng và thuận tiện.

Lenovo 360: Đồng hành cùng đối tác đón sóng chuyển đổi số trong bối cảnh thực tế Covid-19 - Ảnh 2.

Ông Huỳnh Tấn Nhơn, Giám đốc kinh doanh mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Lenovo Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, ông Huỳnh Tấn Nhơn, Giám đốc kinh doanh mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), Lenovo Việt Nam, cho biết sẽ tập trung vào con người, nhóm sản phẩm triển khai sang năm là các sản phẩm SMB. Tức là các sản phẩm chuyên bán cho doanh nghiệp, bao gồm từ phần cứng cho tới phần mềm và giải pháp, định hướng sắp tới là có cả server (máy chủ)…

Ông Huỳnh Tấn Nhơn nói: "Chính phủ sẽ có kế hoạch để đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại trong giai đoạn "bình thường mới", hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn, giúp họ tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Đây cũng là mảng thị trường đầy hứa hẹn cho các đối tác của Lenovo 360".

Lenovo có tham vọng lớn tại Việt Nam bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng với GDP vẫn đang tăng trưởng theo triển vọng khoảng 6% đến 6,5%. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Lenovo phát triển kinh doanh cùng với các đối tác của mình trong thời gian tới.

"Đại dịch buộc phần lớn lực lượng lao động và sinh viên phải làm việc và học tập tại nhà, nhu cầu về PC cũng như các phụ kiện và thiết bị ngoại vi đã tăng vọt. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với mạng lưới đối tác của mình tại Việt Nam để cung cấp các dịch vụ mà các khách hàng doanh nghiệp và tổ chức giáo dục cần", ông Roy khẳng định.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM