Lần đầu tiên trong lịch sử Alaska hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế, cua tuyết nức tiếng, lý do vì đâu?

17/10/2022 17:09 PM | Sống

Việc phải từ bỏ mùa đánh bắt đem lại lợi nhuận khổng lồ đã tác động rất lớn đến các ngư dân.

Tờ Insider đưa tin, lần đầu tiên trong lịch sử, Alaska đã buộc phải hủy bỏ mùa đánh bắt cua tuyết trên biển Bering. Đây cũng là năm thứ hai Alaska phải loại bỏ việc 'thu hoạch' cua hoàng đế, sản vật nức tiếng khắp nơi trên thế giới.

Nguyên nhân vì đâu?

Động thái trên xuất phát từ việc số lượng cua tuyết giảm mạnh một cách bất thường. Theo tờ CBS News ước tính có khoảng 1 tỷ con cua tuyết đột ngột biến mất khỏi biển Bering. Thực trạng này đã giáng một đòn nặng nề vào ngành công nghiệp cua ở Alaska và có thể khiến nhiều người buộc phải rời bỏ nghề đánh bắt này.

Dean Gribble Sr., một thuyền trưởng đánh bắt cua tuyết từ những năm 1970, nói với NBC News rằng: "Nó sẽ thay đổi cuộc đời của một con người. Rất nhiều ngư dân phải nuôi sống cả gia đình và con cái. Họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải rời bỏ nó".

Lần đầu tiên trong lịch sử Alaska hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế, cua tuyết nức tiếng, lý do vì đâu? - Ảnh 1.

Ngư dân Alaska không thể đánh bắt cua trong mùa thu hoạch này.

Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác điều gì đã gây ra thực trạng đáng buồn của cua tuyết trong năm nay. Sự việc bắt đầu xảy ra khi vùng biến Bering hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục vào năm 2019, ngay sau đó, số lượng cua cứ giảm dần.

Alaska là một trong những địa điểm đang ấm hơn so với trước đây vì hệ quả của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, nhiệt độ nước tăng cao là nguyên nhân dẫn đến loài cua biển nổi tiếng nhất thế giới này biến mất.

Liệu chúng có khả năng di chuyển về hướng bắc để đến vùng biển lạnh hơn hay không?” ông Gabriel Prout của công ty khai thác hải sản đảo, đặt câu hỏi.

Ông Ben Daly, nhà nghiên cứu của ADF&G, đang mở cuộc điều tra về vụ việc. Ông là người theo dõi tình trạng của ngành ngư nghiệp tiểu bang, đóng góp 60% sản lượng hải sản trên toàn nước Mỹ.

Lần đầu tiên trong lịch sử Alaska hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế, cua tuyết nức tiếng, lý do vì đâu? - Ảnh 2.

Các con cua trưởng thành đang biến mất dần.

Theo báo cáo của Viện Tiếp thị Thủy sản Alaska, cơ quan quảng bá thủy sản, ngành đánh bắt cua của Alaska trị giá hơn 200 triệu USD. Cua hoàng đế có giá trị cao hơn, khi ăn một con trong nhà hàng có thể lên tới hàng trăm USD.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch cua hoàng đế vào mùa thu này đã bị hủy bỏ lần hai do số lượng cua cái trưởng thành thấp. Thông thường cần phải có ít nhất 8,4 triệu con cái trưởng thành để có thể đánh bắt nhưng cho đến nay vẫn không đảm bảo được con số như vậy.

Ngư dân lo lắng, lao đao

Jamie Goen, giám đốc điều hành của Alaska Bering Sea Crabbers, một hiệp hội thương mại cho biết: "Đây thực sự là thời điểm khó khăn và chưa từng có đối với nghề đánh bắt cua mang tính biểu tượng của Alaska, đối với những ngư dân làm việc chăm chỉ và cộng đồng phụ thuộc vào chúng để sinh sống".

"Các gia đình đánh bắt cua thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sẽ phải đóng cửa kinh doanh do những quyết định ngừng đánh bắt để giúp trữ lượng cua phục hồi", Jamie Goen cho hay.

Trở thành một ngư dân không chỉ là một công việc đơn thuần mà đó còn là một phong tục truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ.

"Chồng tôi là một ngư dân đời thứ 5. Nghề đánh bắt cua ở Alaska đã trở thành một nét đặc trưng riêng, một phong cách sống của bao người nhưng giờ đây chúng tôi đang đứng trước mối đe dọa lớn", Bri Dwyer, một nhiếp ảnh gia và người kể chuyện của Ngành Đánh cá Thương mại cho biết.

Lần đầu tiên trong lịch sử Alaska hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế, cua tuyết nức tiếng, lý do vì đâu? - Ảnh 3.

Đời sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Thực tế ảm đạm này đang khiến các gia đình ngư dân tự hỏi liệu họ có truyền lại di sản của mình cho thế hệ tiếp theo hay không khi chính bản thân họ cũng đang bất ổn trong việc duy trì công việc đánh bắt này.

Và không có chỉ các thuyền viên cùng gia đình họ đang gặp rủi ro. Vào năm 2020, chỉ có 7 nhà máy chế biến cua Alaska đang hoạt động. Trong khi đó vào năm 2006, có 19 nhà máy hoạt động liên tục. Các nhà hàng chế biến cua tuyết và cua hoàng đế cũng rơi vào tình trạng khan hiếm hàng để phục vụ các thực khách.

John Speltz, chủ sở hữu của Wild Salmon Seafood Market, cho biết: "Một khi mọi người bước vào kỳ nghỉ cuối năm, tôi không chắc liệu chúng tôi sẽ có đủ cua để cung cấp cho những ngày lễ hay không".

Nguồn: Insider, Grid

Theo Diệp Lục

Cùng chuyên mục
XEM