Làm cách nào TikTok trở nên giàu sụ mà không trả tiền bản quyền cho các nhạc sĩ, ca sĩ?
Ứng dụng hát nhép TikTok đã có giá trị gấp 3 lần Spotify, nhưng những tác giả có nhạc được sử dụng để nhép thì vẫn như nhẵn túi!
Nếu như tìm hiểu về nhạc hiện đại, bạn sẽ biết bài hát đầu tiên của nhóm iLOVEFRiDAY chỉ là một bài hát troll. 'Hate me' có sự xuất hiện của rapper nữ 21 tuổi người Pakistan với biệt danh là Smokehijabi, khi cô mặc áo truyền thống hijab và dùng những từ ngữ 'khó nghe' cũng như nhiều hành động không hợp thuần phong mỹ tục. Đây là một MV rất không phù hợp với giới trẻ, nhưng lại được họ đón nhận một cách nồng nhiệt.
Vào tháng 1 năm 2018, cô rapper này đăng một bài tweet để chê bai diễn viên phim người lớn Mia Khalifa: "Cô ấy là nỗi nhục của cộng đồng người Đạo Hồi và làm chúng tôi xấu mặt". Đây chính là nguồn gốc của bài 'Mia Khalifa' của nhóm iLOVEFRiDAY được ra mắt vào tháng 2 để đáp ứng lời yêu cầu của các fan. Nói một cách thật lòng, thì đây không phải là một bài hát 'hay', nhưng với nhịp điệu dễ nghe, cùng lời hát vui vẻ nên trở nên rất nổi tiếng.
Ngay lập tức, bài hát này được trang hát nhép nổi tiếng TikTok lấy để sử dụng. 'Mia Khalifa' thời gian đầu không xuất hiện trong thư viện của trang mạng xã hội này, mà được đăng tải bởi một người dùng mang tên Cheyanne Hays, và ngay sau đó thu hút được sự chú ý của rất nhiều người dùng. Nhưng video nổi tiếng nhất sử dụng bài hát này đó là của người dùng Georgia Lee Twinn - một cosplayer nữ người Anh với biệt danh NyanNyanCosplay với 360.000 lượt thích.
“Hit or miss, I guess they never miss, huh?You got a boyfriend, I bet he doesn’t kiss yaaaa!”
Rất khó có thể nói được bài hát nào tiếp theo sẽ nổi tiếng trên trang TikTok, vì có những bài hát nổi tiếng trên trang Billboards như 'Thank u, next' của Ariana Grande thu hút được fan, nhưng cũng có hàng ngàn bài hát khác ở những nơi khác không hề nổi tiếng, nhưng khi được đưa lên TikTok thì lại trở thành hiện tượng giống như 'Mia Khalifa' của Smokehijabi.
Mia Khalifa - NyanNyanCosplay
Việc tải video từ TikTok rất dễ dàng, nên video hát nhép của NyanNyanCosplay cũng đã xuất hiện ở nhiều trang khác, trong đó có Youtube và cũng đã lọt vào video của Pewdiepie - Youtuber nổi tiếng nhất hiện nay. Bài hát 'Mia Khalifa' sau khi được trở nên nổi tiếng nhờ vào TikTok thì đã có lượng xem gấp 10 lần, hiện đã chạm mốc 200 triệu. Nhờ vào các bài tính toán tiền bản quyền, thì nhóm iLOVEFRiDAY đã đút túi tới 150.000 USD. Mặc dù không tiết lộ con số chính xác, nhưng quản lý của nhóm cũng nói rằng số tiền thu về sau phi vụ này cũng không hề nhỏ.
Nhưng khi iLOVEFRiDAY đã thu được số tiền lớn nhờ vào Youtube, thì họ lại không nhận được bất cứ xu nào từ TikTok. Theo Smokehijabi thì: "Bài hát này trở nên nổi tiếng một cách miễn phí trên TikTok. Đã có rất nhiều người tạo tài khoản để có thể nhép bài hát của chúng tôi, tôi cũng đã làm vậy!"
"Bài hát này trở nên nổi tiếng một cách miễn phí trên TikTok. Đã có rất nhiều người tạo tài khoản để có thể nhép bài hát của chúng tôi, tôi cũng đã làm vậy!" -
3 tỷ USD đầu tư nhưng không dành cho người làm nội dung
Vào tháng 12 năm trước, công ty mẹ của ứng dụng TikTok là ByteDance nhận được một khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư, nhưng một điều vẫn không thay đổi: các tác giả có nhạc được hãng sử dụng để cho người dùng hát nhép vẫn không nhận được tiền bản quyền. Nhóm iLOVEFRiDAY cũng cảm thấy ngạc nhiên khi sở hữu bài hát được sử dụng nhiều nhất trên TikTok, nhưng chưa có bất cứ ai ở mạng xã hội này liên hệ để trả tiền cho họ.
Không lâu sau đó, TikTok cũng đưa ra thông báo rằng sẽ ký kết một hợp đồng với iLOVEFRiDAY để sử dụng bài 'Mia Khalifa' miễn phí, đổi lại họ sẽ quảng cáo những bài hát sau này của nhóm. "Có lẽ đối với chúng tôi thì mối quan hệ với TikTok quan trọng hơn so với số tiền mà họ có thể trả. TikTok đã làm chúng tôi nổi tiếng, đã giúp chúng tôi xây dựng thương hiệu."
Đối với những công ty lớn, thì âm nhạc là một ngành kinh doanh khổng lồ. Nhưng ByteDance, công ty mẹ của TikTok - có giá trị gấp 3 lần Spotify lại thông báo rằng không có lãi. Có lẽ, hãng đang đi theo phong cách hoạt động của Facebook. TikTok hiện nay có thể được sử dụng miễn phí, và cũng không hề đặt quảng cáo - hãng thậm chí còn đặt rất nhiều quảng cáo cho TikTok ở những mạng xã hội khác - nhưng họ đang âm thầm thu thập thông tin của 500 triệu người dùng. Những thông tin này có thể phục vụ mục đích thương mại, khuyến nghị mua sắm - và rất có thể là dùng để giám sát.
Việc hãng thu thập thông tin chắc chắn sẽ hữu ích nếu một ngày máy móc thống trị con người, nhưng trở lại với thời điểm hiện nay, làm thế nào để TikTok có thể giữ chân được những ca sĩ, nhạc sĩ đã đóng góp vào sự thành công của mình? Theo Jeff Price, CEO của công ty chuyên về bản quyền âm nhạc mang tên Audiam cho biết xu hướng kinh doanh của các công ty công nghệ và các công ty về nhạc rất khác nhau.
Đối với những công ty lớn, thì âm nhạc là một ngành kinh doanh khổng lồ. Nhưng ByteDance, công ty mẹ của TikTok - có giá trị gấp 3 lần Spotify lại thông báo rằng không có lãi.
"Ngành công nghiệp âm nhạc với các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà xuất bản đều nhận được tiền bằng cách bán đĩa, bán bản quyền của các bài nhạc. Các công ty công nghệ thì kiếm được tiền bằng các đánh giá của Phố Wall hoặc từ các nhà đầu tư tư nhân, được tính bằng thị phần trên thị trường họ hoạt động hoặc số lượng người dùng mà họ có. Họ không kiếm được tiền bằng nhạc, thậm chí khi sử dụng nhạc họ mất tiền chứ không lãi được đồng nào."
Thế nhưng, luật bản quyền vẫn được áp dụng, các ca sĩ và nhạc sĩ vẫn cần phải được trả tiền nếu bài nhạc của họ được sử dụng. Với những bài được sử dụng trên TikTok, thì có 2 bản quyền được áp dụng: quyền được biểu diễn với công chúng và quyền được sở hữu bài nhạc. Tại Mỹ, mức phạt khi vi phạm 2 quyền này có thể lên đến 150.000 USD!
Những quyền này nằm trong luật Digital Millennium Copyright Act (DMCA) - Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ được tổng chống Mỹ Bill Clinton ký hết vào 1998. Bộ luật này được áp dụng toàn Thế giới để đảm bảo sự phát triển của công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu như những cá nhân không đòi bản quyền, thì các công ty có thể sử dụng nhạc của họ một cách miễn phí. Ngược lại, nếu như ca sĩ như iLOVEFRiDAY quyết định kiện TikTok thì họ sẽ nhận được tiền bản quyền cho hơn 4 triệu lần nó được sử dụng trên trang mạng xã hội này.
Chính vì vậy khi tạo các bản hợp đồng về âm nhạc, các công ty công nghệ sẽ tự soạn chúng chứ không muốn dựa vào các bộ luật đã có sẵn. Vào 2016, Jeff Price có ý định kí kết hợp đồng với Musical.ly để hãng này sử dụng những bài nhạc của Audiam sở hữu. Theo như luật sư của anh Price, thì Musical.ly không chịu thương lượng, chỉ chịu kí kết với các điều khoản mà hãng đã đưa ra. "Họ nói rằng tôi có thể ký và nhận một lượng tiền nhất định, hoặc từ chối và không nhận được đồng nào". Và cuối cùng anh Price đã từ chối lời đề nghị.
Quyết định này không phải lúc nào cũng dễ dàng để đưa ra. Joe Conyers III - CEO của hãng SongTrust, một công ty bản quyền âm nhạc khác giải thích rằng đôi lúc mình không được đưa ra quyết định cuối cùng, quyền đó được đặt vào tay các nhà đầu tư, ca sĩ, nhạc sĩ. "Tất cả những ca sĩ, nhạc sĩ đều muốn kí kết vì bài nhạc của họ sẽ được xuất hiện trên TikTok, Facebook và Youtube, nhưng họ không nhận ra một điều là mình sẽ không nhận được một đồng nào cả. Miễn là có mặt họ ở khắp mọi nơi, thì họ sẵn sàng từ bỏ tiền bản quyền."'
Trong một nghiên cứu của Music Reports, một công ty hiện sở hữu bản quyền của tới 150 triệu bài hát nói rằng đây không phải là trở ngại duy nhất của những công ty âm nhạc. Vào những năm 80 của thế kỉ trước, những bài nhạc trên top 10 Billboards đều có 2 người soạn nhạc và 2 nhà xuất bản, nhưng tới nay thì các bài hit sẽ phải có tới 4 người soạn và 6 nhà xuất bản. "Một video vi phạm có thể dính tới hàng trăm lần đòi bản quyền khác nhau. Mỗi người sẽ nhận được 1 phần rất nhỏ tiền bản quyền, nhưng nếu bạn không nằm trong hệ thống này thì bạn sẽ bị tụt lại phía sau."
Một phần tiền này sẽ đến tay những nhà quản trị xuất bản, một vài công ty quản lí một lúc tới 100.000 ca sĩ, nhạc sĩ khác nhau nên việc phân phối tiền trở nên khó khăn. Youtube có một hệ thống mang tên 'Content ID', có thể đánh dấu và dán nhãn những video vi phạm bản quyền để giúp công việc của các quản trị viên trở nên dễ dàng hơn. Nhưng với TikTok, họ không hiện tổng lượng xem, nên việc tính tiền để gửi cho các ca sĩ, nhạc sĩ sẽ không khả dụng. Một giải pháp đó là tính thị phần của họ trên nền tảng đó, sau đó chia phần theo giá trị của TikTok.
Nhưng phương pháp này cũng không hề khả dụng với những ban nhạc như Falling in Reverse. Nhóm này có bài hát 'Good Girls Bad Guys' đã lỗi thời từ rất lâu, nhưng khi được TikTok cắt ra một đoạn dài 15 giây thì lượng xem lại nhảy vọt. Falling in Reverse đã cho phép TikTok sử dụng bài hát này qua nhà xuất bản Epitaph Records, đã kí kết hợp đồng với Warner Brothers. Các hãng như Epitaph đều làm các hợp đồng với các hãng lớn hơn như Warner Brothers, sau đó các hãng lớn lại tiếp tục thỏa thuận với các mạng xã hội như TikTok. Những bản kí kết này mang tính 'trùm chăn', tức hãng sẽ nhận một khoản tiền lớn để trao bản quyền cho một kho nhạc khổng lồ, chứ không nhận tiền hãng tháng cho từng ca sĩ, từng bài hát một.
“So why do good girls like bad guys? I had this question for a real long time. I’ve been a bad boy and it’s plain to see. So why do good girls fall in love with me?”
Vào tháng 11 năm ngoái, TikTok trả cho Epitaph một số tiền 'lên tới'... 1500 USD, và một nửa đã được gửi cho ngân hàng! Khi được hỏi về vấn đề này, anh Ronnie Radke của nhóm Falling in Reverse nói rằng mặc dù không nhận được tiền bản quyền, nhưng anh vẫn cảm thấy vui vì doanh thu từ các sản phẩm khác đã tăng vọt. Giống như nhóm iLOVEFRiDAY, Ronnie Radke coi TikTok là ví dụ điển hình của kiểu kinh tế nhỏ giọt, khi những ca sĩ nhỏ nhận được tiền - dù là rất nhỏ - thì điều gì xảy ra ở các cấp cao hơn không còn quan trọng nữa.
Good Girls Bad Guys - Tik Tok
Với với Brett Gurewitz, nhà sáng lập của Epitaph thì lại có hướng nhìn rất khác. Anh cho rằng tình hình hiện nay với TikTok là 'rất đáng buồn': "Từ trước tới nay, dù là qua đĩa than hay thời kì nhạc số, các công ty lớn luôn tìm ra cách để chèn ép nghệ sĩ để hưởng lợi từ sản phẩm của họ, mà không trả công một cách tương ứng".