“Kong: Đảo đầu lâu”: Việt Nam học được gì từ Thái Lan khi khai thác trường quay với phim bom tấn

12/03/2017 09:50 AM | Kinh doanh

Điện ảnh và du lịch không thể là sợi dây dễ đứt, chúng phải xoắn vào nhau như những sợi dây thừng. Thái Lan đã tận dụng tốt cơ hội khi Việt Nam từ chối quay phim James Bond năm 1997 và bài học đó sẽ vẫn còn hữu ích sau khi đất nước hình chữ S có "Kong: Đảo đầu lâu".

Những chuyển động trên màn ảnh có thể xem là ngòi nổ kích hoạt cho hoạt động du lịch. Nếu tìm kiếm cụm từ “Film-induced Tourism” trên Google chúng ta sẽ có cả tá nghiên cứu chứng minh mối quan hệ khăng khít này. Còn con số thực tế ư? Bảng sau đây là một vài dẫn chứng điển hình.


Ảnh hưởng của phim đến số lượng khách dụ lịch tại địa điểm quay. Nguồn: Hudson and Ritchie, 2006

Ảnh hưởng của phim đến số lượng khách dụ lịch tại địa điểm quay. Nguồn: Hudson and Ritchie, 2006

Còn Việt Nam phải đợi tới tận bây giời chúng ta mới có được bộ phim đầu tiên của Hollywood hứa hẹn sẽ gây được tiếng vang lớn tới du lịch. Đó là “Kong: Đảo đầu lâu” của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts (người vừa được bổ nhiệm trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam)

Trước khi “Kong: Đảo đầu lâu” được kỳ vọng tạo ra cú hích cho quảng bá hình ảnh du lịch nước nhà thì Hollywood từng "đứt gánh giữa đường" với phim trường ở Việt Nam.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến dự án Bond 18. Năm 1995, Việt Nam lần đầu vào mắt xanh của giới làm phim bom tấn qua dự án thứ 18 về James Bond - Tomorrow Never Dies. Sau thời gian dài xin thủ tục, đoàn phim được cấp phép ghi hình ở Việt Nam vào đầu năm 1997. Họ chuẩn bị trong ba tháng, quay ba tuần và dự kiến chi 5 triệu USD cho bối cảnh Việt Nam.

Không lâu sau, một công điện khẩn từ Cục Điện ảnh gửi tới đoàn phim buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động tại Việt Nam. Thông cáo cho biết: "Ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam mới ra đời và chưa được trang bị đầy đủ cho một bom tấn có tầm cỡ như Bond". Sự kiện này đã gây chấn động làng phim châu Á bởi Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới trong lịch sử nói "Không" với James Bond.

Và đó lại là bước khởi đầu không thể tuyệt vời hơn cho người Thái. Bởi sự rút lui đột ngột khiến đoàn phim 007 phải chuyển mọi bối cảnh sang Thái Lan để thay thế những phân cảnh dự kiến ghi hình ở Việt Nam. Nhờ trường đoạn mạo hiểm xe môtô bay qua nóc trực thăng kinh điển của màn bạc, Thái Lan trở thành điểm đến lý tưởng cho các bom tấn.


Cảnh hành động của Pierce Brosnan và Dương Tử Quỳnh trong Tomorrow Never Dies làm giả bối cảnh đường phố TPHCM ở Thái Lan.

Cảnh hành động của Pierce Brosnan và Dương Tử Quỳnh trong "Tomorrow Never Dies" làm giả bối cảnh đường phố TPHCM ở Thái Lan.

Thái Lan tận dụng cơ hội như thế nào?

Khi du lịch Việt Nam mới hân hoan với niềm vui mà “Kong: Đảo đầu lâu” có thể mang đến, thì người láng giềng Thái Lan đã hưởng trái ngọt cả chục năm nay kể từ thời James Bond được quay.

Theo Cục Điện ảnh Thái Lan thì đã có 4.470 sản phẩm nước ngoài trị giá 380 triệu USD đã được quay ở Thái Lan từ năm 2010. Và tác động ngay lập tức mà 4.470 sản phẩm phim nước ngoài này đem đến đối với nền kinh tế Thái Lan là tạo ra doanh thu 380 triệu USD trong vòng chưa đầy 6 năm. Nếu tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2016 thì có tất cả 643 bộ phim nước ngoài quay ở Thái Lan, tạo doanh thu 50,84 triệu USD. Đây là những con số chưa tính đến du lịch cũng như tác động đến ngành công nghiệp phim ảnh của Thái.

Trong khu vực Đông Nam Á, khó có quốc gia nào có thế sánh được với Thái Lan về mặt này. Thái Lan đã có được tiếng tăm vững chắc khi trở thành một trong những địa điểm quay phim hấp dẫn nhất thế giới đồng thời cung cấp cho ngành công nghiệp hàng đầu địa điểm và hậu kỳ sản xuất chuyên nghiệp, phù hợp, đội ngũ nhân viên quay phim, thiết bị, chuyên gia các nhà sản xuất, các hiệu ứng CGI đặc biệt, tủ quần áo, thiết kế âm thanh, màu sắc, viết kịch bản, xe sản xuất và phòng studio đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Ngoài ra, Thái Lan cung cấp một trong những cơ sở hạ tầng phim ảnh tốt nhất.

Hơn nữa, nước này cũng đang cân nhắc học tập Hàn Quốc, nước hoàn lại tiền thuế cho đến 25% tổng chi phí khi quay phim cho hãng sản xuất nếu quay phim ở nước mình. Để có nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà sản xuất phim trên toàn thế giới, Cục điện ảnh Thái Lan cung cấp một Cụm phát triển Du lịch Thái Lan gồm 8 vị trí chiến lược được xác định để quảng bá Thái Lan như là một thiên đường quay phim nước ngoài.

Theo Linh Bùi

Cùng chuyên mục
XEM