Kinh nghiệm xin tăng lương 12.000 USD thành công ở độ tuổi 20 của một nữ giám đốc

09/08/2021 14:01 PM | Kinh doanh

Là một người phụ nữ da màu, Christie Lindor từng phải rất nỗ lực để có thể xin tăng lương.

Christie Lindor là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tessi Consulting , một công ty tư vấn từng đã cộng tác với các tổ chức để tạo ra văn hóa công sở bình đẳng và hòa nhập, chân thực, có tác động và bền vững. Trước đây, bà làm việc tại các công ty tư vấn hàng đầu bao gồm Deloitte Consulting, EY và IBM.

Dưới đây là chia sẻ của bà về cách thức đàm phán một mức lương bình đẳng.

Ngày 3/8 là ngày trả lương bình đẳng của phụ nữ da đen được ghi nhận. Đây là ngày mà phụ nữ da đen làm việc toàn thời gian cuối cùng cũng “bắt kịp” những gì mà các đồng nghiệp nam da trắng, không phải gốc Tây Ban Nha kiếm được vào năm 2020.

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, điều này có nghĩa là phụ nữ da đen phải mất thêm 8 tháng để kiếm được số tiền mà nam giới da trắng kiếm được năm 2020. Hiện tại, phụ nữ da đen kiếm được 0,63 USD trong khi nam giới da trắng không phải gốc Tây Ban Nha nhận được 1 USD.

Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi biết điều này gây khó chịu như thế nào. Hiện tại, khi đã 40 tuổi và là một giám đốc điều hành da đen làm việc trong lĩnh vực tư vấn quản lý, một ngành mà nam giới da trắng chiếm phần lớn, bản thân tôi luôn phải tự nỗ lực để có được các dự án và cơ hội thăng tiến - đặc biệt là mức lương mà tôi nhận được.

Tôi gặp phải tình huống bất bình đẳng lương ngay từ khi bắt đầu với một trong những công việc đầu tiên của mình. Mức lương khởi điểm của tôi khi đó là 55.000 USD/năm. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ đây là một mức thu nhập khá đối với một vị trí mới. Và vì vậy, tôi đã rất sốc khi phát hiện một đồng nghiệp nam ở vị trí tương tự nhưng ít năm kinh nghiệm hơn có mức lương cao hơn khoảng 15.000 USD.

Sau khi thảo luận với sếp tôi - và vài tháng theo dõi - tôi đã có thể thương lượng tăng thêm 12.000 USD/năm. Mặc dù vậy, hành trình đó vô cùng mệt mỏi. Tôi cảm thấy mình đã phải làm việc chăm chỉ hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp không phải người da đen để được tăng lương.

Kinh nghiệm xin tăng lương 12.000 USD thành công ở độ tuổi 20 của một nữ giám đốc - Ảnh 1.

Christie Lindor từng làm việc rất chăm chỉ để có thể xin tăng lương. Ảnh: Christie Lindor

Đây là cách tôi đã làm điều đó, cùng với các mẹo trong quá trình đàm phán lương gợi ý cho bạn:

1. Tự mình tìm hiểu thông tin và luôn có con số cụ thể trong đầu

Hãy bước vào buổi đàm phán lương khi trong đầu đã biết rất rõ thị trường “định giá” vị trí của bạn là bao nhiêu - và bạn cần biết rõ không chỉ về mức lương bạn muốn mà còn có những con số chính xác về mức lương bạn có thể chấp nhận và mức lương bạn sẵn sàng sẽ bỏ qua.

Bạn có thể tham khảo thông tin về các mức lương trên Glassdoor, LinkedIn và PayScale. Đây là các kênh trực tuyến cung cấp ước tính mức lương và phạm vi dựa trên ngành nghề, chức danh công việc tương tự, vị trí và số năm kinh nghiệm.

Bạn càng cụ thể hóa tìm hiểu thông tin xung quanh vị trí của mình càng kỹ càng tốt. Ví dụ: công ty của bạn đã đăng các tuyển dụng công việc mới liên quan đến vị trí tương tự như bạn đang làm và thể hiện thông tin về mức lương chưa? Những con số đó có ngang bằng với những gì bạn đang làm và nhận được không?

2. Nói chuyện với các đồng nghiệp thân thiết (không phải da đen)

Là một phần trong quá trình tìm hiểu thông tin của mình, tôi cũng hỏi bạn bè và đồng nghiệp đang phỏng vấn cho những vị trí tương tự. Điều này giúp tôi hình dung về mức lương được đưa ra ở các công ty khác.

Giới tính và chủng tộc đóng một vai trò rất lớn trong việc bất bình đẳng khi chi trả lương. Nhưng điều quan trọng là tận dụng các mối quan hệ nội bộ của bạn bất cứ khi nào có thể để xem liệu chênh lệch mức lương mà bạn đang phát hiện có liên quan đến bạn hay không, hay chỉ đơn giản là công ty của bạn không có ngân sách để trả theo tiêu chuẩn ngành.

Tôi đã bí mật hỏi các đồng nghiệp không phải là người da đen đáng thân thiết của mình trong công ty về mức lương của họ. Tất nhiên, đó là một cuộc trò chuyện khó xử đối với nhiều người. Bạn nên hỏi trước về mức lương khởi điểm (và tiền thưởng) của họ, điều này có vẻ không quá riêng tư hơn.

Tôi cũng đã nói chuyện với các đồng nghiệp, người cố vấn và bạn tâm giao có kinh nghiệm nhiều hơn bên ngoài công ty của tôi. Tìm kiếm các quan điểm bên ngoài giúp tôi khách quan hơn khi xem xét mọi việc.

3. Liên tục “theo dõi” với sếp của mình

Khi tôi đã có một kịch bản và tình huống chắc chắn xảy ra, tôi yêu cầu người quản lý gặp tôi để thảo luận về việc tăng lương. Tôi đến dự cuộc họp với những thông tin đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Trong các cuộc họp này, điều quan trọng là phải lường trước các điểm cản trở tiềm ẩn (ví dụ: Bạn đã hoàn thành được những gì trong năm qua? Hiệu suất của bạn có đạt hay vượt mong đợi không?) Và sẵn sàng trả lời được hết mọi thắc mắc.

Tôi cảm thấy may mắn khi sếp hiểu được sự thất vọng của tôi khi có mức thu nhập ít hơn so với một đồng nghiệp không nhiều năm kinh nghiệm bằng. Nhưng phải mất vài tháng để ý sếp tôi mới có thể thu xếp được cuộc họp này. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng tôi cần phải kiên nhẫn và bền bỉ.

Tự mình kiểm soát quá trình phát triển của chính mình có nghĩa bạn luôn chủ động trong mọi hành động mà bạn và sếp đã thống nhất. Đây là cách duy nhất để đạt được thành công trong quá trình đàm phán.

Là một nhà tư vấn về văn hóa nơi làm việc và hòa nhập, tôi thấy rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thu hẹp khoảng cách lương. Ngay cả sau khi được tăng lương, tôi vẫn cảm thấy mình phải làm việc chăm chỉ gấp đôi và luôn tìm cách trở thành một ngôi sao về hiệu suất làm việc.

Nhưng để có cơ hội nhỏ nhất đạt được công bằng về tiền lương, bạn phải tự nâng cao giá trị của mình, không suy nghĩ rằng sẽ người khác làm giúp mình điều này.

Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM