Kinh nghiệm từ những người “thất nghiệp”: Có 6 lý do để viết thư từ chối nhận việc

17/12/2022 17:54 PM | Kinh doanh

Nếu phải trải qua một thời gian dài thất nghiệp, bạn thường có tâm lý “có việc là tốt rồi”, nên khi nhận được lời đề nghị việc làm thì có đến 95% khả năng bạn sẽ lập tức đồng ý dù lời đề nghị đó có sự bất ổn.

Kinh nghiệm từ những người “thất nghiệp”: Có 6 lý do để viết thư từ chối nhận việc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn làm việc, bạn nhận thấy nếu trước đó đủ bình tĩnh, lí trí thì nên viết thư từ chối nhận việc.

Nếu gặp phải 6 tình huống sau đây khi kiếm việc tuyển dụng Bình Dương , Đồng Nai, Vũng Tàu… thì bạn nên cân nhắc về việc từ chối lời đề nghị làm việc.

Không mô tả công việc cụ thể

Bạn nhận được lời đề nghị làm việc nhưng khi trao đổi với nhà tuyển dụng về công việc cụ thể thì không có câu trả lời. Hoặc bạn chỉ nhận về câu trả lời chung chung mà không có mô tả cụ thể.

Với đề nghị này bạn nên thận trọng. Bởi bạn cần biết, bạn có nhiệm vụ cụ thể gì, công việc liên quan đến những nội dung, vấn đề nào. Từ nhiệm vụ đó, bạn sẽ biết mức thu nhập có thể nhận.

Nếu không có mô tả cụ thể, bạn rất dễ gặp rắc rối sau này, không chỉ thu nhập mà còn có thể ảnh hưởng tới uy tín cá nhân hay nhiều vấn đề khác.

Chỉ để lấp chỗ trống tạm thời

Có một số doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự liên tục với số lượng lớn. Với những doanh nghiệp này, nếu trúng tuyển, bạn cũng cần xem xét kỹ. Bởi thông thường, ít có doanh nghiệp nào muốn xáo trộn nhân sự, trừ khi có vấn đề. Hơn nữa, tuyển nhiều đồng nghĩa với việc sẽ đào thải liên tục. Vì thế, thường chỉ là công việc thời vụ hoặc chỉ để lấp chỗ trống tạm thời.

Nếu bạn chấp nhận việc làm thời vụ thì có thể xem xét, còn không, bạn nên mạnh dạn viết thư từ chối nhận việc . Lý do đưa ra là công việc không tương thích với mục tiêu của bạn. Bạn cần một công việc ổn định, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp chứ không phải công việc chỉ để ghi thông tin vào hồ sơ.

Mức lương thấp hơn thị trường

Vấn đề thu nhập luôn là một trong những điều kiện quyết định để bạn từ chối hay chấp nhận một công việc mới. Do đó, trước khi bước vào phỏng vấn, bạn cần biết mức lương phù hợp với vị trí ứng tuyển. Mức lương bạn kì vọng thường dựa vào mức thị trường đang trả, mức doanh nghiệp đã chi trả cho vị trí đó và năng lực của bạn. Dựa vào ba yếu tố này, bạn sẽ có mức lương kì vọng phù hợp.

Nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức đề nghị thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường, bạn hãy cân nhắc cơ hội việc làm này. Lại thêm những phúc lợi đi kèm không phù hợp với nhu cầu trước mắt và tương lai thì không có lý do gì để bạn nhận lời đề nghị làm việc.

Không có cơ hội, định hướng thăng tiến

Không nhân sự nào muốn một công việc “dậm chân tại chỗ”. Ai đi làm cũng muốn phát triển bản thân, muốn thăng tiến chứ không phải công việc khiến sự nghiệp đi vào “ngõ cụt”. Do đó, bạn không nên ngại ngần trong quá trình trao đổi với nhà tuyển dụng về triển vọng thăng tiến.

Với doanh nghiệp trọng dụng người tài, họ luôn có lộ trình cụ thể cho nhân sự các phòng ban. Nếu có chính sách thúc đẩy nhân sự phát triển, cơ hội để nhân sự thăng tiến thì nhà tuyển dụng dễ dàng đưa ra câu trả lời. Ngược lại khi họ dè dặt, thậm chí bỏ qua, phớt lờ câu hỏi về vấn đề này thì đây là lý do để bạn viết thư từ chối nhận việc.

Văn hóa công ty không phù hợp

Tương thích văn hóa rất quan trọng đối với nhân sự. Sự phù hợp văn hóa không chỉ giúp nhân sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp mà còn là môi trường giúp nhân sự phát huy tối đa năng lực. Ngược lại văn hóa doanh nghiệp không phù hợp khiến bạn thiếu động lực làm việc, thiếu mục tiêu phấn đấu cũng như sự gắn bó. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về văn hóa doanh nghiệp. Nếu thấy không phù hợp, hãy cho đây là lý do chính đáng để bạn từ chối lời đề nghị của nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm từ những người “thất nghiệp”: Có 6 lý do để viết thư từ chối nhận việc - Ảnh 2.

Nhà tuyển dụng không đáng tin cậy

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng là đại diện của doanh nghiệp. Họ giúp bạn có thêm niềm tin về doanh nghiệp hoặc ngược lại.

Nếu nhà tuyển dụng liên tục thay đổi hay dời lịch phỏng vấn; không nhất quán trong trao đổi; thiếu tôn trọng ứng viên; thậm chí im lặng cả tháng rồi bất ngờ gọi mời bạn đi làm… thì đây là dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng không đáng tin cậy.

Với trường hợp này, bạn cần cân nhắc, tìm hiểu thêm thông tin trước khi phản hồi. Mặc dù nhà tuyển dụng không đại diện hay phản ánh toàn bộ doanh nghiệp hay công việc nhưng đây có thể là dấu hiệu báo trước sự “không ổn” nếu bạn nhận việc làm này.

Trên đây là 6 lý do chính đáng để xem xét viết thư từ chối nhận việc. Nếu bạn gặp trường hợp này thì hãy bình tĩnh và cân nhắc kỹ khi đưa ra câu trả lời cho nhà tuyển dụng nhé.



Theo Linh Khang

Cùng chuyên mục
XEM