Trái cây Việt: 'Ăn tươi, nuốt sống' và điệp khúc được mùa, rớt giá
10/06/2014 14:35 PM
|
Nhiều nhà vườn tại ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản với nỗi lo giá liên tục sụt giảm lại khó tiêu thụ...
Giá rớt 10 lần!
Các xã Mỹ Tịnh An và Quơn Long là những nơi có diện tích thanh long nhiều nhất ở H.Chợ Gạo (Tiền Giang), đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng nông dân rất buồn lòng vì giá giảm mạnh.
Các xã Mỹ Tịnh An và Quơn Long là những nơi có diện tích thanh long nhiều nhất ở H.Chợ Gạo (Tiền Giang), đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng nông dân rất buồn lòng vì giá giảm mạnh.
Ông Nguyễn Văn Sáu (ngụ ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An) than thở: “Đầu năm, thương lái tìm tới tận vườn mua thanh long ruột trắng 20.000 - 23.000 đồng/kg, ruột đỏ 40.000 đồng/kg, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu nên người trồng thanh long lời đậm. Vậy mà nay mọi chuyện đảo ngược khi giá thanh long giảm tới mức không thể ngờ: ruột trắng chỉ còn 2.000 - 4.000 đồng/kg, ruột đỏ chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg nhưng muốn bán cũng khó”.
Một nông dân trồng thanh long khác là ông Trương Văn Tân (ngụ xã Mỹ Tịnh An) chua chát: “Tôi vừa bán 3 công thanh long ruột trắng với giá 3.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất theo phương pháp xông đèn lên đến 6.000 - 8.000 đồng/kg, tính ra lỗ nặng. Ngoài ra, vụ này dịch bệnh đốm trắng xuất hiện tràn lan làm tăng chi phí phòng trị, khiến nông dân thua kép”.
Tại H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), nhiều doanh nghiệp (DN) thu mua thanh long treo bảng “không mua hàng”.
Tại H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), nhiều doanh nghiệp (DN) thu mua thanh long treo bảng “không mua hàng”.
Lý do là giá thanh long tại chợ Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc) giảm mạnh. Theo chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ một DN chuyên thu mua thanh long xuất sang Trung Quốc (TQ), hiện giá thanh long trái to tại Pò Chài là 9.000 đồng/kg, trái nhỏ chỉ khoảng 5.000 đồng/kg.
Với giá này, không chỉ nhà vườn mà cả DN xuất khẩu cũng lỗ nặng và nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Mỹ (H.Hàm Thuận Nam) buộc phải vặt bỏ trái non để tránh thua lỗ.
Không chỉ thanh long, nhiều loại trái cây đặc sản khác ở ĐBSCL như sầu riêng, măng cụt, xoài cũng gặp tình trạng tương tự.
Không chỉ thanh long, nhiều loại trái cây đặc sản khác ở ĐBSCL như sầu riêng, măng cụt, xoài cũng gặp tình trạng tương tự.
Ông Lê Văn Điều (xã Tiên Long, Cai Lậy, Tiền Giang) nói: “Hiện sầu riêng bán tại vườn đang ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg, giảm hơn 5.000 đồng/kg so với đầu tháng 6. Giá giảm mạnh là do một số nhà vườn bán cả vườn, thương lái hái ép phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm giá xuống. Mặt khác, đây đang là thời điểm vải thiều miền Bắc tràn vào miền Nam buộc thị trường phải chia nhỏ ra vì có nhiều sản phẩm”.
Cần có ngành công nghiệp chế biến
Để gỡ khó cho trái cây ĐBSCL, thời gian qua, Bộ NN-PTNT và các DN đã xúc tiến tìm cách đưa trái cây sang các thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và bước đầu thanh long, chôm chôm, bưởi, chuối, xoài, măng cụt, sầu riêng đã vào được các thị trường này.
Cần có ngành công nghiệp chế biến
Để gỡ khó cho trái cây ĐBSCL, thời gian qua, Bộ NN-PTNT và các DN đã xúc tiến tìm cách đưa trái cây sang các thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và bước đầu thanh long, chôm chôm, bưởi, chuối, xoài, măng cụt, sầu riêng đã vào được các thị trường này.
Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu chưa cao do các thị trường này rất khó tính, yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Đây là thực tế khó giải quyết vì việc sản xuất và tiêu thụ trái cây tại ĐBSCL chưa chặt chẽ, nhà vườn còn chạy theo thị trường, không theo quy hoạch, chưa tuân thủ khuyến cáo của nhà nước và nhà khoa học.
Thực tế, chỉ khoảng 10% diện tích cây ăn trái tại ĐBSCL được chứng nhận GAP tập trung vào một số loại như: bưởi da xanh, năm roi, chôm chôm, thanh long, cam sành… Sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quá ít nên không bảo đảm đủ sản lượng ổn định đáp ứng nhu cầu của đối tác nhập khẩu.
Thực tế, chỉ khoảng 10% diện tích cây ăn trái tại ĐBSCL được chứng nhận GAP tập trung vào một số loại như: bưởi da xanh, năm roi, chôm chôm, thanh long, cam sành… Sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quá ít nên không bảo đảm đủ sản lượng ổn định đáp ứng nhu cầu của đối tác nhập khẩu.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (H.Chợ Lách, Bến Tre), cho biết: “Thời gian qua công ty đã liên kết với nhiều tổ hợp tác sản xuất trái cây đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhưng sản lượng còn quá ít so với nhu cầu thực tế của đối tác nhập khẩu nên DN luôn bị động trong việc ký hợp đồng xuất khẩu”.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn VN, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN, cho rằng giải pháp căn cơ là đầu tư mạnh cho ngành công nghiệp chế biến trái cây. Ông Mai nói;
Trái cây đặc sản ở ĐBSCL luôn gặp khó vì giá cả bấp bênh - Ảnh: Hoài Phong
Tiến sĩ Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn VN, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN, cho rằng giải pháp căn cơ là đầu tư mạnh cho ngành công nghiệp chế biến trái cây. Ông Mai nói;
“Tập quán thương mại từ trước đến nay của nông dân hầu hết chỉ bán trái cây tươi, chúng tôi thường nói vui là chỉ biết “ăn tươi, nuốt sống”.
Chính vì chúng ta có quá ít sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị nên thường xuyên phải chịu cảnh được mùa - rớt giá và khó thâm nhập các thị trường khó tính do trái cây tươi khó có thể bảo quản được lâu và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh thực vật.
Tôi đi sang các nước, họ cũng lấy giống trái cây của VN về trồng, nhưng sau đó họ phát triển được rất nhiều sản phẩm chế biến. Điển hình như trái thanh long của VN được Chile nhập về, đến nay họ có hơn 10 sản phẩm chế biến từ loại trái này.
Hoa thanh long họ dùng để xào ăn, đọt thanh long họ dùng làm trà, dây thanh long họ làm dưa chua… Hầu như họ không bỏ một bộ phận nào cả. Còn chúng ta chỉ mới chăm chút vào trái cây tươi, lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ nên chỉ cần một biến động nhỏ là nông dân bị thiệt hại nặng nề”.
>> Thiếu liên kết trong tiêu thụ trái cây ĐBSCL
>> Thiếu liên kết trong tiêu thụ trái cây ĐBSCL
Theo Theo Thanh niên
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!