Bí quyết bán đắt hàng: Đừng tính giá theo nguyên liệu và thời gian đầu tư

08/09/2014 11:39 AM |

Cho dù bạn đang trong 1 chuỗi triển lãm thương mại định kỳ hay một sự kiện duy nhất theo mùa, nguyên tắc thành công là giống nhau.

Triển lãm nội địa, triển lãm công nghệ, hội chợ thủ công… là những cơ hội tuyệt vời để bạn trổ tài kinh doanh. Và cho dù bạn đang trong 1 chuỗi triển lãm thương mại định kỳ hay một sự kiện duy nhất  theo mùa, nguyên tắc thành công là giống nhau. Dưới đây là 6 biện pháp giúp bạn tăng doanh số tại những buổi triển lãm hay hội chợ:

1. Chọn địa điểm hợp lý

Bí quyết đầu tiên để tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn là “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”.

Nói thẳng ra, nếu những thứ xung quanh bạn không ra gì, giá trị các sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Tương tự, nếu mọi thứ xung quanh bạn là hàng đầu, bạn sẽ ngay lập tức được thơm lây.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải dành thời gian nghiên cứu địa điểm. Trước khi bạn tham dự sự kiện, triển lãm thương mại sẽ tư vấn cho bạn địa điểm phù hợp nhất để trưng bày sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp và giải thích những gì cần chuẩn bị trước để giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận.

2. Giá cả thích hợp

Trước khi bạn dán giá lên bất cứ thứ gì, hãy ghi nhớ quy tắc: Giá cả không thể hiện giá trị sản phẩm; mà thể hiện nguyên nhân sản phẩm được bán với giá đó.

Người mới vào nghề thường mắc sai lầm khi định giá sản phẩm và dịch vụ của mình theo vật liệu và thời gian đầu tư. Ví dụ, một người làm đồ chơi bằng gỗ sẽ cộng chi phí của gỗ, keo và các vật liệu khác, sau đó cộng thêm thời gian cắt và khắc để tạo thành sản phẩm - cuối cùng lấy đó làm thước đo tính giá cả.

Nhưng đó không phải cách tính giá; đó là cách làm phân tích hòa vốn.

Hãy nhìn nhận sự khác biệt giữa một bức tranh một lon súp và bức tranh một lon súp của Andy Warhol là gì, câu trả lời là "hàng triệu USD". Nhưng bạn có thực sự nghĩ rằng Andy Warhol đã dành hàng trăm giờ để tạo ra bức tranh đó?

Vì vậy, để thiết lập một mức giá phù hợp, đầu tiên hãy làm phân tích hòa vốn, điều đó cho biết mức giá tối thiểu.Tiếp theo, nghiên đối thủ cạnh tranh và lưu ý họ tính giá thế nào cho các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Sau đó chọn 1 chiến lược, tính giá thấp hơn, bằng hay cao hơn đối thủ cạnh tranh. Nhớ rằng, bạn chỉ nên tính giá cao hơn nếu có thể giải thích với khách hàng về sự chênh lệch.

Nói cách khác, nghiêm khắc nhìn nhận về bản thân cùng với sản phẩm/dịch vụ của bạn – định giá là một nghệ thuật.

3. Thiết kế gian hàng ấn tượng

Hãy đặt thị hiếu của khách hàng lên đầu, trước khi bán sản phẩm cho người khác, bạn cần thu hút họ đến gian hàng. Nếu đã từng tham dự một triển lãm thương mại lớn, chắc hẳn bạn biết thường có màn hình điện tử kích thước lớn ở khắp mọi nơi, hiển thị mọi thứ từ những dòng chữ nhấp nháy cho đến những đoạn phim về các sản phẩm tham dự.

Nhưng bạn không nhất thiết phải sử dụng một màn hình để người ta chú ý. Bạn có thể chọn những thứ đại loại như vậy, tùy thuộc vào địa điểm và sản phẩm bán.

Ví dụ như tại một chợ nông sản, người bán đã ăn mặc như cướp biển (phù hợp với tên trang trại) để quảng cáo, hay tại một hội chợ thủ công mỹ nghệ, một gian hàng trắng toát với người bán mặc đồ trắng từ đầu đến chân thu hút hàng dài người đến hỏi han – một cơ hội bán hàng hoàn hảo.

4. Tích cực thu hút khách tham quan

Chỉ đứng đó và để cho mọi người nhìn ngắm sản phẩm sẽ không mang lại lượng tiêu thụ bạn mơ ước, chắc rằng nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn đủ hấp dẫn, một vài người sẽ mua nhưng hầu hết thì không.

Bởi vì hầu hết trong đầu mọi người thường xuất hiện 1 loạt lý do không nên mua khi họ nhìn vào mặt hàng. Công việc của người bán hàng là đối phó với những lý do này, có đủ loại lý do biến “người xem” thành “người mua”, từ chất lượng sản phẩm cho đến việc sản phẩm thích hợp làm quà tặng – nhưng tất cả các lý do đó sẽ chẳng có nghĩa lý gì trừ khi bạn tích cực chào mời những người ghé thăm gian hàng của bạn.

5. Sáng tạo và làm nổi bật câu truyện phía sau sản phẩm

Một bí quyết bạn nên tích cực áp dụng: hầu hết mọi người đều yêu thích nghe kể chuyện, vì vậy, hãy kể cho họ một câu truyện.

Sản phẩm được làm như thế nào, ở đâu, người làm ra nó hoặc thậm chí đôi khi về những khách hàng đã mua, đó là những câu hỏi mà người mua tiềm năng có thể hỏi. Vì vậy hãy kích thích sự quan tâm của khách hàng bằng cách cho họ câu trả lời với những câu hỏi họ có thể còn không nghĩ tới.

Hãy nhìn Louis Vuitton, một câu chuyện hấp dẫn có thể gia tăng giá trị sản phẩm.

6. Khuyến khích khách hàng tiếp thị cho sản phẩm

Bí quyết cuối cùng: Lợi nhuận nằm trong tay khách hàng quay trở lại, không phải khách hàng mới.

Hãy tạo 1 chương trình gây dựng khách hàng trung thành của chính mình. Các loại thẻ tích điểm mà khách hàng có thể mua một số lượng mặt hàng sau đó được tặng 1 sản phẩm miễn phí là phổ biến, nhưng các chương trình khuyến khích khách hàng mang đến những khách tiềm năng khác còn tốt hơn - chẳng hạn như tạo cho khách hàng một thẻ giảm giá họ có thể sử dụng cùng người khác và được giảm giá tiếp người kia dùng thẻ.

>> Nghề nuôi cá chép Nhật Bản, thu bạc tỷ

Phương Vi

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM