Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua

19/02/2021 07:08 AM | Sống

Rất gần mà rất xa - đó là thực tại của rất nhiều người phải chịu đựng sự chia ly vì đại dịch Covid-19.

Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 1.

Trên đây là hình ảnh của ông John Ross (89 tuổi). Tấm bên trái được chụp từ tháng 3/2020, và bên phải là hiện tại.

Thời điểm này năm trước, ông John mỉm cười, vòng tay ôm lấy vợ Marlene sau khi tặng bà một bó hoa hồng nhân ngày Valentine. Khi đó ông 88 tuổi, bị sa sút trí tuệ não mạch, nhưng về cơ bản tình trạng sức khỏe vẫn ổn định.

Chỉ sau chưa đầy 1 năm, nụ cười của ông không còn nữa, vẻ ngoài cũng xác xơ hơn rất nhiều. Penny Ogden - con gái ông trong một lần hiếm hoi được vào thăm đã nghe thấy ông nói: "Bố chẳng còn gì để sống tiếp nữa. Bố muốn chết." Kể từ tháng 3/2020, John mới chỉ được gặp vợ ông đúng 1 lần, kéo dài 20 phút. 

Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 2.

Ông John Ross và vợ. Họ mới chỉ gặp nhau đúng 1 lần suốt 1 năm qua


"Sau 1 năm trôi qua bố đã suy sụp quá nhiều. Vẻ ngoài của bố trông quá tệ. Ông sút cân, không buồn ăn uống," - Penny chia sẻ. 

"Hình ảnh trước và sau lệnh phong tỏa thể hiện rõ điều đó, và nó thực sự không thể tin nổi. Bố cần được cắt tóc, cần được cạo râu, nhưng chẳng ai giúp bố cả."

Đây cũng là câu chuyện chung của rất nhiều trường hợp trong các viện dưỡng lão tại Anh, những người bị chia cắt với người thân trong suốt 1 năm qua vì đại dịch.

"Có quá nhiều gia đình phải chịu nỗi đau vì không thể gặp người thân tại các nhà dưỡng lão" - trích lời Liz Kendall, thành viên Quốc hội Anh.

Và giờ đây, thân nhân của họ đang yêu cầu được quyền vào thăm nom, sau một năm chia cắt quá tàn nhẫn vì dịch bệnh.

Một năm quá tàn nhẫn

Hiện tại, rất nhiều tổ chức tại Anh đang đưa ra yêu cầu rằng mỗi cư dân trong nhà dưỡng lão được cho phép "một thân nhân cần thiết", với đầy đủ quyền lợi ngang với các nhân viên về vaccine, trang phục phòng hộ và được thăm nom trực tiếp.

Trước đó Helen Whately - Bộ trưởng Chăm sóc Xã hội Anh nhận định việc thăm nom là không an toàn, trừ phi các cư dân (trong viện) được tiêm mũi vaccine thứ 2. Tuy nhiên, các tổ chức tin rằng việc làm xét nghiệm và kiểm soát dịch bệnh tốt có thể giảm thiểu rủi ro đủ hiệu quả.

"Đang có một cơn khủng hoảng lớn về việc chăm sóc các cư dân. Một số làm được điều đó một cách an toàn, số khác lại chọn việc ngăn cấm. Chẳng ai muốn đánh cược với sinh mạng cả, và họ cũng không cần phải làm điều đó" - Harriet Harman, Bộ trưởng Bộ Lao động chia sẻ.

Ở Anh có hơn 15.000 nhà dưỡng lão, và tính đến thời điểm ngày 15/1/2021, có gần 31.000 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 đã xảy ra tại những cơ sở này.

"Khi đại dịch bắt đầu, công tác phòng dịch tại các nhà dưỡng lão đã thất bại. Covid-19 quét qua và nhiều sinh mạng đã mất đi" - Diane Mayhew, đồn sáng lập tổ chức Quyền Cư dân cho biết.

"Nhưng sau 1 năm, chúng ta có thêm 2 loại xét nghiệm, trang bị bảo hộ, các phương pháp kiểm soát đa dạng và vaccine. Rủi ro hiện tại đang là nhỏ nhất."

Tuy nhiên, chính phủ Anh và nhiều nhà dưỡng lão cho rằng thời điểm này vẫn là quá sớm, vì rủi ro lây nhiễm là rất cao và nhiều cư dân trong viện dưỡng lão vẫn chưa được tiếp nhận mũi vaccine thứ 2.

Ở thời điểm hiện tại, hàng ngàn người cao tuổi tại Anh đã trải qua gần 1 năm mà không được gặp người thân. Họ chỉ có thể gặp nhau qua màn hình video call, hoặc nhìn thấy nhau qua khung cửa sổ. Mà điều này thực sự không tốt, đặc biệt là với những bệnh nhân bị mất trí nhớ.

Nỗi đau của sự chia ly

Penny cho biết suốt 1 năm qua, cô có thể đếm được trên đầu ngón tay số lần được gặp bố. Và dù hiểu rằng cần phải bảo vệ cư dân viện dưỡng lão khỏi virus, cô vẫn cho rằng cái giá phải trả vẫn là quá lớn, bởi chất lượng cuộc sống của bố trở nên thật tệ.

"Tháng 9 năm ngoái dịp sinh nhật bố, tôi và mẹ vào thăm ông. Cuộc gặp chỉ kéo dài vỏn vẹn 20 phút. Mẹ không được ôm, cầm tay hay thậm chí là chạm vào bố. Và mọi thứ bố làm được khi đó chỉ là khóc thôi."

"Mẹ trở về nhà trong trạng thái tuyệt vọng. Mẹ cảm thấy hối hận vì đã để bố vào viện dưỡng lão." 

Penny cho rằng bố mình vẫn được chăm sóc tốt và các nhân viên đã làm mọi thứ có thể, nhưng tình hình vẫn cần phải thay đổi. "Bố có kỳ nghỉ, mẹ cũng có. Nhưng chúng tôi vẫn không thể gặp được nhau" - Penny cho biết.

"Dù chỉ một thành viên được vào trong thôi cũng được. Tình cảnh này thật sự tồi tệ."

Jamie Greaves cũng đang rơi vào cảnh tương tự với mẹ của mình - bà Patricia (73 tuổi), người mắc chứng mất trí nhớ. Giống như Penny, Greaves cũng chỉ được phép đến thăm mẹ vài lần, và lần nào cũng là qua một tấm kính, khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 3.
Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 4.

Bà Patricia và con trai Jamie trước dịch (trái) và khi dịch bệnh xảy ra


"Các nhân viên ở viện làm mọi cách để giúp mẹ vui, nhưng chẳng điều gì khiến bà thấy thoải mái bằng việc tôi ở đó" - Jamie chia sẻ.

"Trước kia tôi có thể đến thăm mẹ hàng ngày, làm mọi thứ dù là nhỏ nhất. Tôi thậm chí đưa bà đến quán bar nếu tâm trạng bà thấy thoải mái."

"Thế rồi mọi thứ đột nhiên ngừng lại. Vấn đề là với những người bị mất trí nhớ, việc giải thích cho họ hiểu là không thể. Mẹ sẽ chẳng hiểu tại sao tôi lại phải đứng sau tấm kính đó." 

Glyn Davies, một giáo viên dạy toán thì thậm chí còn chẳng thể trò chuyện cùng người mẹ 83 tuổi Dorothy Taylor kể từ tháng 3/2020.

"Không dùng Skype được vì bà sẽ lo lắng không biết tiếng nói của tôi phát ra từ đâu" - Glyn cho biết. "Tôi chỉ có thể nhìn thấy bà qua cửa sổ. Nhưng mẹ giờ đã bị lãng tai, chúng tôi chẳng thể giao tiếp được."

"Tôi nghĩ các nhân viên đã làm rất tốt, nhưng họ sẽ chẳng thể nói lời yêu thương với bà, cũng không thể khiến bà mỉm cười được."

"Thời gian của tôi đang cạn dần. Chứng mất trí nhớ của mẹ đang ngày càng nặng, và khả năng giao tiếp của bà cũng hạn chế dần. Tôi cần phải cầm tay mẹ, nói rằng tôi yêu mẹ trước khi bà không thể hiểu được nữa."

Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 5.

Kathleen Hill - 93 tuổi, mắc chứng mất trí nhớ


Với Stephanie Henshaw, lần cuối cùng bà được ôm mẹ - Kathleen Hill, cũng mắc chứng mất trí nhớ - là cách đây 11 tháng.

"Đó là một ngày nắng đẹp, tôi định chở mẹ đi dạo. Nhưng các nhân viên bảo rằng mẹ không thể ra ngoài vì sợ nhiễm Covid-19. Và đó cũng là lần cuối tôi được ôm, được hôn bà."

Kiệt quệ vì cô đơn: Những tấm hình thể hiện rõ nhất thực tại đáng sợ của sự chia ly vì đại dịch suốt 1 năm qua - Ảnh 6.

Bà Doreen Robinson phải đón tiệc sinh nhật cách con gái mình một khung cửa sổ


Joanne Rabbitts cũng có một trải nghiệm buồn. Mẹ cô - bà Doreen Robinson, 93 tuổi dù nhận được sự chăm sóc của nhân viên viện, nhưng vẫn cảm thấy cô đơn vì thân nhân chẳng thể đến thăm. Sinh nhật bà, các nhân viên đã làm tất cả mọi thứ, từ trang trí phòng đến chuẩn bị đồ ăn. Nhưng điều quan trọng nhất là 2 cô con gái chỉ có thể nhìn bà qua một khung cửa sổ.

"Từ tháng 2 năm ngoái chúng tôi đã không thể vào trong. Chỉ có đúng 1 lần kéo dài 15 phút, chúng tôi phải đeo khẩu trang và ngồi trong góc phòng nhìn bà mà thôi" - Joanne chia sẻ.

"Mẹ tôi cũng chỉ rời viện dưỡng lão đúng 2 lần kể từ lúc đó, đều là để đi khám bệnh. Và sau mỗi lần, bà thậm chí còn chẳng được rời khỏi phòng trong 2 tuần kế tiếp."

"Mỗi lần có ca Covid-19 trong nhà dưỡng lão, các cư dân đều không được rời khỏi phòng. Nghĩa là họ phải chịu cảm giác tù túng suốt nhiều tuần. Họ đón Giáng sinh trong cô độc. Mẹ tôi đến lúc này vẫn chưa bóc quà, vì bà muốn làm cùng chúng tôi."

Nguồn: Mirror


Theo J.D

Cùng chuyên mục
XEM