Kiếm 70 triệu/tháng, bị bệnh được mời bác sĩ riêng, gia sư cho giới siêu giàu Trung Quốc nói một câu khiến ai cũng 'ngỡ ngàng': Tiền đúng là không quan trọng!

21/02/2023 08:30 AM | Sống

Trong mắt nhiều người, công việc gia sư dạy kèm cho giới siêu giàu là công việc đơn giản, dễ làm nhưng vẫn kiếm được thu nhập khủng. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ có thế.

Kiếm 70 triệu/tháng, bị bệnh được mời bác sĩ riêng, gia sư cho giới siêu giàu Trung Quốc nói một câu khiến ai cũng 'ngỡ ngàng': Tiền đúng là không quan trọng! - Ảnh 1.

Noone, Ye Zi và May là ba gia sư cao cấp tại nhà cho các gia đình siêu giàu Trung Quốc. Bên cạnh mức lương cao cùng đãi ngộ tốt, ba cô gái cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực đằng sau.

Làm gia sư tại nhà

3 giờ chiều, Ye Zi sẽ bắt đầu công việc của mình, khác hẳn với các công việc hành chính khác. Cô sẽ đến trường quốc tế để đón học sinh của mình - những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có. Đi cùng cô là tài xế, vệ sĩ, bảo mẫu và người làm trong nhà.

Ye Zi là gia sư cao cấp. Năm 2019, cô hoàn thành chương trình trao đổi học tập tại Hoa Kỳ và trở về Trung Quốc. Tình cờ, cô tiếp xúc với ngành gia sư cao cấp và làm công việc này từ đó đến nay với mức lương trung bình khoảng 20.000 nhân dân tệ, gần 70 triệu đồng/tháng.

Trong cuộc trò chuyện, Ye Zi đã tiết lộ những “bí mật” khi cô làm việc cho các gia đình giàu có tại Trung Quốc. Cô sẽ làm gia sư “tất tần tật” cho những đứa trẻ đến 9 giờ tối và phụ trách đưa chúng đến trường vào sáng hôm sau. Ngày nghỉ, hầu hết thời gian cô sẽ ở tại nhà học sinh, trông nom và giảng bài cho chúng.

Ye Zi tiết lộ, những gia đình siêu giàu này không có yêu cầu quá cao với con cái của họ. Không đặt nặng mục tiêu mà họ mong những đứa con có một tuổi thơ hạnh phúc, sau đó ra nước ngoài học tập, tốt nghiệp thì trở về để tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình và thừa kế tài sản. Đối với những đứa trẻ này, tương lai đã được sắp xếp sẵn.

“Thời gian đầu, một học sinh của tôi học tập rất tệ, hầu như chỉ đạt điểm C. Nhưng gia đình họ chưa bao giờ bắt ép tôi phải làm cho con họ đạt điểm A, họ chỉ mong con cái có thể tiến bộ và ít điểm C hơn trong học kỳ tới. Vui vẻ, hạnh phúc là quan trọng nhất”, Ye Zi chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng giống phụ huynh của Ye Zi. Noone và Ye Zi là bạn tốt và cùng làm gia sư. Phụ huynh của cô ấy có mục tiêu rất rõ ràng. Ví dụ, họ yêu cầu gia sư phải rèn luyện để người con gái tăng cường thói quen đọc sách hay con trai và có thói quen chăm chỉ học tập.

Đặc quyền lớn

Các gia sư cao cấp cho giới nhà giàu sẽ có nhiều đặc quyền “trên trời”. Ví dụ, khi điểm số của học sinh tiến bộ, hay vào các dịp lễ quan trọng, gia sư không chỉ được thưởng mà còn được nhận những món quà giá trị như dây chuyền vàng, giày Gucci, các bộ mỹ phẩm cao cấp.

Kiếm 70 triệu/tháng, bị bệnh được mời bác sĩ riêng, gia sư cho giới siêu giàu Trung Quốc nói một câu khiến ai cũng 'ngỡ ngàng': Tiền đúng là không quan trọng! - Ảnh 2.

Quà tặng gia sư

Ngoài ra, gia sư như Ye Zi sẽ được đi du lịch thường xuyên, ở các khách sạn cao cấp và thưởng thức nhiều món ngon khác nhau. May - một gia sư cao cấp khác cũng chia sẻ, cô đã nhận được nhiều hỗ trợ từ gia đình phụ huynh tài phiệt. Khi May muốn học lên cao, một phụ huynh “có chức quyền” đã viết thư giới thiệu cho cô.

Hay một phụ huynh khác cũng đã thuê bác sĩ hàng đầu để khám cho May khi cô bị bệnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh này cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh cho cô. “Những điều này đã giúp tôi cải thiện tư duy, đây là giá trị vô hình mà tôi rất trân trọng”, May chia sẻ.

Góc khuất của những đứa trẻ con nhà giàu

Không chỉ là người giảng kiến thức, các gia sư tại nhà còn là người đồng hành cùng các đứa trẻ siêu giàu. Đa phần, dù sinh ra trong những gia đình giàu có, không phải lo lắng về cuộc sống vật chất nhưng chúng lại thiếu vắng sự đồng hành của cha mẹ.

Trong số các học sinh hiện tại của May, có một học sinh nữ thường nói: “Con không muốn bố tặng quà, con chỉ muốn bố có thời gian ở bên con. Con mong bố tham gia buổi họp phụ huynh”.

Cha của đứa trẻ chỉ về nhà một hoặc hai lần một tuần vì anh ấy bận rộn với sự nghiệp. Các cuộc họp phụ huynh thường chỉ có sự tham dự của mẹ. May cho rằng nếu giáo dục được chia thành giáo dục xã hội, giáo dục ở trường và giáo dục tại nhà thì những đứa trẻ nhà giàu chỉ có hai điều đầu tiên.

Bà nội của cô bé học sinh cũng chia sẻ rằng: “Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời bà là đã quá bận rộn với sự nghiệp mà lơ là việc đồng hành cùng con khi con đang tuổi khôn lớn. Hạnh phúc không phải là thứ mà tiền có thể cho”.

Điều này cũng khiến May xem xét lại quan điểm của mình về tiền bạc và cô nhận ra rằng tiền không phải là thứ quan trọng đến vậy. "Nhiều người cho rằng không có tiền, không thuê được giáo viên chuyên nghiệp dạy kèm con thì không thể dạy dỗ con tốt. Nhưng đó không phải là điều mà giáo dục thật sự hướng tới. Là cha mẹ, bạn nên cho trẻ em tình yêu và sự đồng hành, đây mới là điều quan trọng nhất." May nói.

Kiếm 70 triệu/tháng, bị bệnh được mời bác sĩ riêng, gia sư cho giới siêu giàu Trung Quốc nói một câu khiến ai cũng 'ngỡ ngàng': Tiền đúng là không quan trọng! - Ảnh 3.

Áp lực không tên

Dù lương cao, nhiều phúc lợi nhưng công việc này cũng khiến nhiều gia sư cao cấp phải chạnh lòng. Bởi vì, dù là ranh giới giữa cuộc sống và công việc, hay vai trò giữa con người với nhau thì cũng bắt đầu mờ nhạt.

Vào tháng 6 năm 2019, Ye Zi, người bắt đầu làm gia sư tại nhà đã cảm thấy cuộc sống của cô không hề giống với những người khác.

Khi Ye Zi mới bắt đầu đi làm, cô thường nhận được lời mời ăn tối từ bạn bè, nhưng vì đang dạy học và chăm sóc trẻ nên cô không thể đến các cuộc hẹn. "Tôi cảm thấy khá cô đơn vào thời điểm đó và tôi ngày càng xa rời bạn bè của mình."

Chưa hết, ngoài những giờ làm việc mệt mỏi, đôi khi những người làm gia sư cũng có những khoảnh khắc khó chịu trong quá trình làm việc.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, để hạn chế tiếp xúc với người ngoài, Ye Zi đã không sống ở nhà. Cô bắt đầu ở ngay tại nhà học sinh và chỉ về vào chủ nhật. Trong khoảng thời gian đó, từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, Ye Zi sẽ ở bên lũ trẻ.

Ngoài việc dạy kèm và hướng dẫn làm bài tập về nhà, Ye Zi còn phải giải quyết nhiều mâu thuẫn khác nhau giữa bọn trẻ. Trong thời gian dịch bệnh, những đứa trẻ không được ra ngoài nên sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau.

Lúc này, đôi khi Ye Zi trở thành nơi “trút” cảm xúc của chúng và phải nghe những điều không hay. Cô đã kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một lần, cô về đến nhà và khóc: "Lúc đó tôi cảm thấy rất suy sụp. Tôi không thể bày tỏ cảm xúc của mình trước mặt học sinh nên khi về đến nhà đã không kìm được mà khóc".

Hay May, cô đã có những học sinh “không coi cô là cô giáo” mà coi như một người bạn thân thiết nhiều hơn. Đôi khi điều này không phù hợp trong quá trình dạy học.

Một khó khăn tiếp theo là phong cách giáo dục khác biệt. Để nâng cao trình độ nghe nói tiếng Anh của học sinh, May từng lên kế hoạch cho chúng tận dụng thời gian buổi sáng để luyện nghe, ví dụ: dậy sớm nửa tiếng để xem phim, clip hoạt hình bằng tiếng Anh.

Nhưng các bảo mẫu cảm thấy sẽ tốt hơn nếu để bọn trẻ ngủ thêm vào buổi sáng. Dần dần, các đứa trẻ cũng nghĩ rằng May đã tước đoạt thời gian ngủ của chúng và phản kháng.

Không chỉ bảo mẫu mà cả bà nội cũng ảnh hưởng đến quan niệm giáo dục. Trẻ em thích chơi game và May tin rằng việc kiểm soát thời gian chơi là rất quan trọng. Nhưng nhiều bà nội lại lén lút cho chúng chơi game.

Không những không được công nhận phương pháp giảng dạy ngay trong nội bộ gia đình học sinh mà các gia sư cao cấp cho giới nhà giàu cũng không được nhiều người coi trọng. Bạn trai cũ của May từng nói cô nên từ chức vì anh không muốn có bạn gái làm bảo mẫu.

Tuy nhiên, các gia sư như May, Noone hay Ye Zi cho rằng đây là một công việc chính đáng, họ đang hỗ trợ, giảng dạy cho trẻ và sẽ tiếp tục làm việc này trong tương lai.

Theo Sohu














Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM