Khu vực nào tập trung nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam?

08/04/2023 08:56 AM | Kinh tế vĩ mô

Cả nước đã phát hiện khoảng 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc

Khu vực nào tập trung nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam? - Ảnh 1.

Vàng được khai thác tại các mỏ vàng sẽ được gọi bằng tên chung là quặng vàng. Đây là dạng vàng thô với dạng trầm tịch dạng vật chất của vàng với các phần tự nhiên xuất hiện từ các lớp bồi tích của vỏ Trái Đất.

Quặng vàng là trầm tích chứa vàng đã đạt độ tinh khiết từ 75 đến 95% đã bị nóng chảy trong lòng đất và bị đẩy lên trên theo sự vận động của trái đất có màu vàng giống kim tuyến và thường có dạng tấm. Quặng kim loại vàng là dạng quặng chưa bị nóng chảy và bị lẫn vào các kim loại khác như đồng, sắt, bạc và phải khai thác với các hình thức tuyển chọn vàng tùy theo từng đặc tính của kim loại.

Trên thế giới, các mỏ vàng lớn nhất phải kể đến là Grasberg ở Indonesia. Tiếp theo mà mỏ quặng vàng Muruntau thuộc Uzbekistan và mỏ quặng Carlin-Nevada tại Koa Kỳ.

Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng trên cả nước. Tuy nhiên lại có không nhiều các mỏ quặng vàng lớn với trữ lượng cao trên 300 tấn vàng. Hầu hết các mỏ vàng đều tập trung ở miền núi phía Bắc . Cùng với đó, mỏ vàng phát hiện chính tại Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Nam…

Theo kết quả thăm dò một số loại khoáng sản đã được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia phê duyệt trữ lượng trong 05 năm qua (từ năm 2015 đến năm 2020), cả nước có khoảng 25.084 kg vàng gốc .

Vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi... với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn. Bên cạnh đó, vùng Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng có các mỏ Pắc Lạng, Khau Âu (Bắc Kạn), mỏ Bồ Cu (Thái Nguyên) và Nam Quang (Cao Bằng).

Vùng Nà Pái (Lạng Sơn) cũng có trữ lượng vàng đạt khoảng 30 tấn. Mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) cùng có trữ lượng vàng lớn. Trong đó, mỏ vàng Bồng Miêu tại Quảng Nam là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.

Bên cạnh việc có mỏ vàng lớn nhất cả nước, tỉnh Quảng Nam còn có tiềm năng với 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí metan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam. Các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh… được phân bố tại nhiều nơi trên địa bản tỉnh.

Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Bên cạnh tiềm năng về khoáng sản, Quảng Nam còn có tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Cụ thể, Quang Nam là một trong những tỉnh, thành có chiều dài bờ biển lớn nhất ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ với chiều dài bờ biển 125km. Hơn nữa, tỉnh có nhiều bãi tắm sạch đẹp nằm ở khu vực Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành... không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và khí hậu biển rất lý tưởng cho việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Xét về hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế, Quảng Nam có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực cũng như các nước, nhiều hạ tầng chiến lược được quy tụ tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điều kiện thuận lợi cho khu kinh tế này trở thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đi các nước trên thế giới.

Hiện nay, quy mô và cơ cấu kinh tế Quảng Nam đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế, thị trường thu hút các dự án đầu tư và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Quảng Nam cũng đã hình thành tiềm lực công nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước. Cùng với đó, tỉnh có sự đa dạng về các ngành công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM