Không riêng người Việt mới chuộng hàng Nhật, chê đồ Tàu, người dân khắp thế giới đều công nhận điều đó
Xuất xứ đóng một vai trò quan trọng trong cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, “made in China” chắc hẳn sẽ đem lại cảm nhận khác với “made in Japan”.
Gần đây một khảo sát về nhận thức của người tiêu dùng đối với xuất xứ của hàng hoá đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Statista trên 52 quốc gia từ hơn 43.000 người (các quốc gia được đưa vào khảo sát đại diện cho 90% dân số toàn cầu). Khảo sát này cho chúng ta kết quả về bảng xếp hạng những Nơi xuất xứ được ưa chuộng nhất trong lòng những người tiêu dùng.
Top 20 nước có nhãn hiệu “Made in...” đáng tin cậy nhất
Nhãn hiệu “Made in” đầu tiên được người Anh sử dụng vào cuối thế kỷ 19 để phân biệt sản phẩm của họ với hàng nhập khẩu rẻ tiền, kém chất lượng và đôi khi là hàng nhập khẩu giả mạo từ Đức.
Top 20 nước có xuất xứ đáng tin cậy nhất
Điều bất ngờ là giờ đây Đức đã vươn lên thành quốc gia có xuất xứ uy tín nhất trong lòng người tiêu dùng. Đứng thứ hai là Thụy Sỹ, trong khi những người đầu tiên sáng tạo ra nhãn mác này là nước Anh đang đứng vị trí thứ tư. Hoa Kỳ cùng Pháp và Nhật là những nước đồng vị trí thứ 8. Và cũng chẳng có gì bất ngờ khi nhãn hiệu ít được tin cậy nhất là Trung Quốc - đất nước có thể làm giả tất cả mọi thứ.
Bảng xếp hạng 49 quốc gia
Không chỉ người Nhật Bản mới ưa thích sử dụng sản phẩm của họ. Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có chất lượng hàng hoá tốt nhất nhì tại hơn 17 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam - “Made in Japan” thực sự là lời khẳng định về chất lượng.
Bảng xếp hạng “Made in Japan” trên 10 nước
“DNA" của các thương hiệu quốc gia
Nghiên cứu này còn cho chúng ta biết những thuộc tính gắn liền với sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia trong con mắt người tiêu dùng toàn cầu.
Kết quả đặc tính sản phẩm gắn liền với nơi xuất xứ
Cụ thể, các sản phẩm của Đức thường gắn liền với các thuộc tính chất lượng cao (49%) và các tiêu chuẩn an ninh cao (32%) so với các nước khác trên thế giới. Các sản phẩm từ Trung Quốc thường liên quan đến tính hiệu quả về kinh tế (36%). Các sản phẩm của Ý được đánh giá cao về tính độc đáo và thiết kế tuyệt vời.
Trong khi đó, sản phẩm từ đất nước mặt trời mọc có 53% số người được hỏi công nhận công nghệ tiên tiến là đặc điểm nổi bật. Đây là điểm số cao hơn bất kỳ quốc gia nào trong cuộc khảo sát. Các sản phẩm từ Thuỵ Sĩ đứng đầu danh sách khi nói đến độ tin cậy (21%). Các sản phẩm từ Canada dẫn đầu về tính bền vững (21%) và sản xuất công bằng (20%).
Một người dùng có tài khoản aleschio bình luận trên Reddit rằng: “Kể từ 2000 năm trước, trong lĩnh vực kiến trúc và kỹ thuật - “Made in Italy” có nghĩa là chất lượng cực kỳ tốt với giá cao, nhưng mặt khác chất lượng sẽ cực kỳ tệ nếu giá rẻ”
Báo cáo cũng chỉ ra sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh các quốc gia khác nhau trong vòng một năm vừa qua.
Biểu đồ các nước có thay đổi nhận thức hình ảnh tích cực nhất
Canada, Úc và Nhật Bản được đánh giá là những nước có thay đổi tích cực nhất trong nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng trong vòng 12 tháng qua.
Biểu đồ các nước có thay đổi nhận thức hình ảnh tiêu cực nhất
Trong khi đó Iran (-3%) và Israel (-3%) được biết là 2 nước trải qua sự thay đổi tiêu cực nhất. Hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Nga cũng nằm trong số mười quốc gia có sự phát triển hình ảnh kém trong khoảng thời gian này.
Mỗi quốc gia sẽ có một lợi thế riêng và đi kèm với nó là một sản phẩm đặc trưng mà quốc gia đó được cho là làm tốt nhất. Ở Anh, 47% số người được hỏi cho rằng khi nhắc đến Anh, người ta sẽ nhớ đến “thức ăn”. Còn ở Mỹ, 62% cho rằng “quần áo” là sản phẩm được ưa chuộng nhất nếu mang xuất xứ từ đây.
Những sản phẩm nước Anh làm tốt nhất
Những sản phẩm nước Mỹ làm tốt nhất
Thương hiệu quốc gia, hay “Made in country” có lẽ là một tấm vé bảo hộ cho rất nhiều doanh nghiệp dù chưa cần biết sản phẩm đó chất lượng ra sao. Vậy nên mọi đất nước đều mong muốn cải thiện hình ảnh này trong tâm trí người tiêu dùng.