Không riêng Mỹ, quốc gia này cũng đang chán các hiệp định tự do thương mại

11/04/2017 10:52 AM | Xã hội

Không riêng gì Mỹ, một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất năm 2016 là Ấn Độ cũng không mặn mà gì với tự do thương mại.

Hiệp định kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đây không có Ấn Độ đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ, trong khi một thỏa thuận khác là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lại đang gặp khó khi đàm phán với Ấn Độ.

Cả 2 hiệp định thương mại này đều sẽ giảm mạnh các rào cản thuế quan cũng như đẩy mạnh tự do thương mại trên toàn cầu, nhưng xem ra chính quyền New Delhi không mấy mặn mà với điều này. Hiện RCEP được kỳ vọng là hiệp định thương mại thay thế TPP nhưng các nước thành viên, đặc biệt là Ấn Độ lại đang vấp phải các khó khăn trong quá trình đàm phán.

Trên thực tế, Ấn Độ đã có lịch sử lâu dài về các cuộc tranh cãi cho tự do thương mại. Trong quá khứ, Ấn Độ là nước tích cực tham gia các cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng dường như mọi chuyện đã thay đổi trong 10 năm qua.

Dưới thời cựu Thủ tướng Manmohan Singh, tự do thương mại được nhìn nhận không phải chỉ là lợi ích về kinh tế mà còn được coi là công cụ để thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ông Singh không thuyết phục được nhiều chính trị gia cũng như những người kế nhiệm sau mình.

Thêm vào đó, những kinh nghiệm không mấy thuận lợi với thỏa thuận ASEAN khiến các chính trị gia cũng như người dân Ấn Độ không mấy mặn trong hiệp định thương mại. Năm 2010, xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN trì trệ trong khi nhập khẩu lại tăng 1/3, khiến nhiều nhà sản xuất nội địa và nông dân trong nước tức giận.

Những người nông dân miền Nam Ấn Độ cho biết sản phẩm của họ khó lòng cạnh tranh được với nhiều nước Đông Nam Á. Chính quyền New Delhi khi đó đã không làm gì nhiều để bảo vệ những người nông dân này và hậu quả là các hiệp định thương mại này có khả năng sẽ được xem xét lại dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.

Tình hình này đang ám ảnh người dân Ấn Độ sang hiệp định RCEP khi chính phủ lo ngại sự dư thừa công suất và xu hướng đổ hàng hóa vào thị trường mới của Trung Quốc sẽ khiến kinh tế nội địa Ấn Độ bị ảnh hưởng.

Mới đây, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã bay sang Ấn Độ để có cuộc chuyện trò với ông Modi nhằm thúc đẩy đàm phán RCEP. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ấn Độ không hề nói gì đến hiệp định thương mại tự do trong bài phát biểu kết thúc cuộc gặp với ông Najib.

Mặc dù nhiều quan chức chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi tăng cường hợp tác thương mại nhưng rõ ràng quốc gia này chưa làm gì nhiều do những bài học không mấy vui vẻ trong quá khứ. Ấn Độ muốn Trung Quốc cũng như Đông Nam Á mở cửa thương mại cho doanh nghiệp của họ nhưng lại lo sợ hàng nhập khẩu sẽ tràn vào hủy hoại thị trường.

Kể từ khi nắm quyền vào năm 2014, Thủ tướng Modi đã tuyên bố chính sách “nhìn về phương Đông” của cựu Thủ tướng Singh nên được thay thế bằng hành động cụ thể hơn nhằm tăng cường thương mại với Đông Nam Á cũng như vành đai Thái Bình Dương. Dẫu vậy, Ấn Độ chưa hề có một động thái tích cực thực sự nào nhằm thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại.

BT

Cùng chuyên mục
XEM