Không phải siêu xe hay đá quý, đây mới là thứ được giới siêu giàu Hong Kong săn lùng
Trong khi những bộ phim về giới siêu giàu ở Hong Kong, Hàn Quốc luôn tràn ngập hình ảnh các siêu xe, kim cương và tiền mặt, ít ai biết họ thực sự thích điều gì.
Danh sách những người giàu nhất hàng năm của Forbes sẽ chứng thực điều này. Hong Kong là nơi có 9 trong số 50 gia đình giàu nhất châu Á – kết quả không tệ cho một thành phố khoảng 7,5 triệu dân.Theo một báo cáo của Citibank, Hong Kong có hơn một triệu người có tài sản ròng trị giá 1 triệu HKD (127.300 USD) trở lên và con số này tăng khoảng 15% mỗi năm.
Gia tộc Kwok là một trong những gia đình đứng đầu về đẳng cấp và tài sản tại đây. Thomas Kwok Ping-kwong đã mua một căn hộ áp mái tiện nghi trong tù sau khi bị kết án hối lộ. Bất chấp vụ bê bối, Forbes vẫn thống kê được khối tài sản khoảng 40 tỷ USD của gia đình này vào cuối năm 2017, đứng vị trí thứ ba trong số các gia đình giàu nhất khu vực.
Một gia đình thân thiết với gia tộc Kwok, Lee Shau-kee, người đã gặt hái thành công với công ty Henderson Land Development và hiện có giá trị ước tính khoảng 29 tỷ USD, là người giàu thứ sáu ở châu Á.
Đứng thứ 3 trong danh sách là gia tộc Cheng sở hữu chuỗi chuỗi đồ trang sức và đá quý Chow Tai Fook nổi tiếng thế giới, tập đoàn bất động sản New World Development, ước tính có giá trị khoảng 22,5 tỷ USD. Tỷ phú Cheng Yu-tung từng có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Donald Trump từ những năm 90.
Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Cheng Yu-tung cùng cháu gái ông Cheng vào năm 1999 - Ảnh: SCMP
|
Trong khi đó, 50 cá nhân giàu nhất của Hong Kong có tổng giá trị tài sản ước tính khoảng 307 tỷ USD. Forbes đã ghi nhận một vài ngôi sao mới nổi, bao gồm cả nhà điều hành sòng bạc và nghỉ dưỡng 41 tuổi Lawrence Ho Yau-lung, người vừa bỏ túi 2,6 tỷ USD nhờ sự thành công của Tập đoàn Melco.
Em gái ông Ho, Pansy Ho Chiu-king (tài sản ước tính trị giá 5,5 tỷ USD) hiện đang điều hành công việc kinh doanh của bố cô – ông vua sòng bài Hong Kong Stanley Ho Hung Sun. Gần đây, nhiều tin đồn cho rằng bà Ho vừa mua một căn hộ trị giá 115 triệu USD ở số 28 đường Gough Hill trên đỉnh đồi - một trong những khu phố đắt giá nhất Hong Kong và châu Á.
Một trong những khối tài sản đắt đỏ nhất ở Hong Kong là bất động sản. Vì vậy, việc sở hữu một khoản trong số đó thường là khởi đầu cho các tỷ phú nói trên và chiếm khoảng 70% tài sản của họ.
“Họ không chỉ là những đứa trẻ “ngậm thìa vàng” may mắn sinh ra trong các gia đình giàu có và tiêu tiền vung tay”, theo Terence Tang, giám đốc quản lý thị trường vốn và dịch vụ đầu tư châu Á của Colliers International, “họ còn rất thông minh và đẳng cấp”.
Phụ trách dịch vụ mua sắm cá nhân sang trọng tại New York của người Hong Kong, Stella Seun ở The Luxe Link – cửa hàng chuyên phục vụ giới thượng lưu có một cái nhìn sâu sắc về gu thẩm mỹ của giới siêu giàu tại đây.
"Hồ sơ khách hàng Hong Kong của chúng tôi có một số điểm chung: họ rất thời trang, thích mua sắm, hiểu biết về sự sang trọng, nắm rõ các thương hiệu và dễ dàng đoán được xu hướng sắp tới. Khách hàng của chúng tôi chắc chắn có phong cách riêng của họ và luôn biết cách tỏa sáng”.
Siêu xe không phải là một trong những cách thể hiện đẳng cấp được ưa chuộng tại đây do điều kiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều số liệu ấn tượng cho thấy các “siêu quái thú” của thế giới được sưu tập như những con tem ở Hong Kong.
Trong năm 2017, theo số liệu của Cục Đăng kiểm, đã có 804 xe Porsche, 45 chiếc Lamborghinis và 39 chiếc Ferrari được đăng ký.
“Khách hàng ở Hong Kong theo đuổi lối sống cá nhân, muốn có một chiếc xe thật riêng biệt đại diện cho phong cách, thị hiếu và tham vọng của mình nhưng họ không dùng chúng để khoa trường”, Elaine Fong, giám đốc tiếp thị và quan hệ công chúng địa phương của hãng xe Ferrari cho biết.
Và bất ngờ nhất, du lịch mới được coi là thước đo đẳng cấp cho giới siêu giàu tại Hong Kong. Các công ty du lịch tại đây luôn phải nỗ lực tạo ra các dịch vụ du lịch độc đáo, mới mẻ và sang trọng để đáp ứng được đối tượng khách hàng này. Họ sẵn sàng trả tiền cho một trải nghiệm khác biệt, bất cứ giá nào.
Andrea Oschetti, giám đốc hãng thời trang du lịch sang trọng ở Hong Kong Blueflower, cho biết những ngày này, việc trèo lên máy bay trực thăng đến Nam Cực trong vài ngày hoặc thậm chí một buổi chiều cũng không mấy ấn tượng.
Oschetti nói: "Đối với giới thượng lưu Hong Kong ngày nay, thành công kinh doanh, vốn hiểu biết và các trải nghiệm độc đáo mới thực sự là đẳng cấp”.
“Họ đang ngày càng tiêu nhiều tiền hơn nhưng không phải cho trang phục, phụ kiện hay những thứ bồi đắp cho vẻ ngoài. Điều họ muốn là tận hưởng đam mê cá nhân một cách khác biệt nhất. Về bản chất, tôi nghĩ họ luôn muốn được tách mình khỏi đám đông”.