Không phải cảm xúc như lời TS.Lê Thẩm Dương, chính bạn mới là kẻ thù của thành công: Làm sao để phân biệt giữa Cảm xúc và Cảm giác - hai mặt đồng xu của tâm hồn?

19/09/2019 08:12 AM | Sống

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng sử dụng từ cảm xúc "emotions” và cảm giác “feelings” với nghĩa tương đương và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Nhưng nếu bạn phân tích rõ ràng, bạn sẽ tìm thấy một sự khác biệt lớn giữa cả hai từ. Cảm xúc và cảm giác giống nhau nhưng không đồng nhất, giống như hai mặt của một đồng xu.

Không phải cảm xúc, chính bạn mới là kẻ thù của thành công!

Cảm xúc là một phản ứng vật lý được tạo ra khi một người cảm nhận một tình huống từ quan điểm và góc nhìn của bản thân. Vì vậy, niềm vui và nỗi đau là cảm xúc và có thể được chia thành nhiều cung bậc hơn như hồi hộp, phấn khích, ham muốn, kiêu hãnh, gắn bó cũng như sợ hãi, phủ nhận, nghi ngờ, ghê sợ... Cảm xúc còn có thể được gọi là tâm trạng “mood”, nó như một dòng chảy của nước qua cơ thể. Chính vì thế, những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết các bệnh lý.

Mặt khác, cảm giác được tạo ra từ trong trái tim và liên quan nhiều hơn đến niềm tin tối cao. Vì cảm giác mà con người sẽ thực hiện một số hành động nhất định duy trì bản chất thực sự của mình. Trong khi cảm xúc là cái tôi hay bản ngã của con người, cảm giác là thứ bạn có thể lựa chọn từ sâu thẳm bên trong tâm hồn.

Cảm giác chính là la bàn của tâm hồn giúp phát triển trực giác. Vì cảm xúc là bản chất tự nhiên, chúng có thể được đo lường một cách khách quan bằng lưu lượng máu, hoạt động của não, nét mặt và dáng vẻ của cơ thể. Vì cảm giác bắt nguồn từ trái tim, chúng không thể được đo lường một cách chính xác. Cảm xúc có thể được dự đoán và dễ hiểu, trong khi cảm giác thì không dễ để nhìn ra.

Đối với cùng một tình huống, một nhóm người sẽ có những cảm xúc khác nhau, nhưng cảm giác sẽ giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đang xem một trận đấu trong sân vận động, những người đứng về phía đội chiến thắng sẽ rất hạnh phúc, sung sướng, phấn khích... và những người chứng kiến đội của họ thua sẽ buồn bã, thất vọng, chán ghét... Nhưng tất cả họ đều đang tận hưởng trận đấu. Vì vậy, cảm giác này sẽ là chung nhất đối với họ và đó là lý do họ có mặt ở đây.

Việc bạn phản ứng hay hồi đáp với mọi người trong các tình huống khác nhau sẽ khiến bạn nhận ra bạn đang làm việc với cảm xúc hay cảm giác.

Không phải cảm xúc như lời TS.Lê Thẩm Dương, chính bạn mới là kẻ thù của thành công: Làm sao để phân biệt giữa Cảm xúc và Cảm giác - hai mặt đồng xu của tâm hồn? - Ảnh 1.

Cân bằng cảm xúc và cảm giác - Chìa khóa của thành công

Đã có những cuộc thảo luận về sự khác biệt giữa cảm xúc và cảm giác giữa các nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần và các nhà tư tưởng. Cả hai trạng thái đều bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc giữa các tình huống khác nhau. Hãy cùng hiểu về sự khác biệt giữa cảm xúc và cảm giác.

Cảm xúc được nảy sinh từ trong cơ thể và về cơ bản đây là mối liên hệ tinh thần với một tình huống. Cảm xúc thì chủ quan và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm cá nhân, hệ thống niềm tin và ký ức của bạn. Cảm xúc giúp bạn sống sót bằng cách tạo ra các phản ứng nhanh chóng trước nguy hiểm, ham muốn, phần thưởng, sự cảm kích, sự bất ngờ... Vì vậy, nếu một con ruồi đậu trên má bạn, phản ứng của bạn sẽ là đập nó bằng tay và nếu ai đó bất ngờ vỗ vai bạn vào giữa đêm, bạn sẽ nhảy lên sợ hãi.

Cảm xúc là thể chất, bản năng và có thể đo lường được. Cảm xúc có thể được định lượng bằng lưu lượng máu, nhịp tim, hoạt động của não, nét mặt và cử động cơ thể.

Cảm giác được tạo ra bởi ý thức. Nó nằm giữa cảm xúc mà bạn trải nghiệm và phản ứng của bạn với cảm xúc đó thông qua niềm tin và tri giác, đó chính là cảm giác, nó nằm ở khả năng lựa chọn của bạn.

Giữa cảm xúc và cảm giác, bạn có quyền lựa chọn lĩnh hội và cân bằng nó, khiến nó trở thành sức mạnh tinh thần của bạn, thậm chí thay đổi cuộc sống của bạn tốt hơn.

Khi bạn học được cách làm chủ cảm xúc của mình và kết nối với cảm giác, bạn sẽ giải phóng con người thật của mình và những kìm hãm của các cảm xúc tiêu cực.

Học cách nhận biết và phân biệt giữa cảm xúc và cảm giác của bạn là rất quan trọng để phát triển Trí thông minh Cảm xúc (EI) hay Chỉ số Cảm xúc (EQ). Thậm chí tốt hơn, nắm bắt được sự khác biệt này sẽ giúp bạn trong việc phân chia những cảm giác, và giúp bạn tìm cách để hiểu cảm giác của chính mình hơn. Và với điều này, bạn sẽ hiểu được rằng trong khi bạn không có sự lựa chọn về cảm xúc của mình, bạn có thể lựa chọn cảm giác. Biết được những điều này sẽ giúp bạn xây dựng và củng cố nên sức mạnh tinh thần và thay đổi toàn bộ cuộc sống.

Quá trình tương đương với thiền định này sẽ giúp bạn phản ứng đúng đắn hơn trước các tình huống khác nhau và chinh phục cảm xúc của bạn. Sau khi thực hiện, bạn sẽ có thể kết nối với cảm giác của mình từ trong trái tim. Khi đã chạm đến khoảnh khắc của sự thanh tịnh, sẽ không còn cảm xúc, và bạn chỉ còn lại cảm giác.

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM