Không chỉ showbiz Việt mới có chiêu trò từ thiện, nhiều tỷ phú thế giới cũng đang dùng từ thiện như công cụ PR hoặc đánh lạc hướng công chúng

21/06/2021 09:17 AM | Kinh doanh

Gần đây, Bezos có vẻ tập trung khá nhiều vào hoạt động từ thiện. Nhưng có thể mục đích chính của ông không hẳn là từ thiện. Mục đích thực sự là ông muốn đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người.

Vào tháng 11 năm 2020, Jeff Bezos đã thông báo trên Instagram của mình rằng ông đã tài trợ cho 16 tổ chức khác nhau và tổng số tiền ông đã tài trợ khoảng 800 triệu USD. Ông chi ra khoản tiền khổng lồ này nhằm hỗ trợ cho một loạt các công việc bảo vệ môi trường.

Cụ thể, số tiền này sẽ giúp chi trả kinh phí cho việc khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái ở Colombia, Fiji, Madagascar và Mexico. Đồng thời, số tiền này cũng hỗ trợ cho việc phóng vệ tinh phát hiện ô nhiễm khí metan, giảm lượng khí thải của ngành công nghiệp các-bon. Ngoài ra, nó cũng giúp đẩy nhanh quá trình thay thế các xe tải chạy bằng nhiên liệu hóa thạch bằng các xe điện. Đặc biệt khoản tài trợ này còn được dùng vào việc nâng cấp lưới điện của Hoa Kỳ nhằm đẩy nhanh tốc độ sử dụng năng lượng có thể tái tạo được.

Vào tháng 2 năm 2020, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon đã cam kết ủng hộ 10 tỷ USD cho việc phòng, chống và đối phó với biến đổi khí hậu. Và số tiền trên là khoản tài trợ đầu tiên. Hiện tại, với tổng tài sản lên đến 203 tỷ USD, thì đối với Jeff Bezos số tiền 10 tỷ đó chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị tài sản của ông.

Một vấn đề rộng hơn

Ở đây chúng ta sẽ không bàn về việc Bezos quyên góp tiền là đúng hay sai. Thay vào đó tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét hành động quyên góp tiền của Bezos có thực sự giúp ích cho xã hội hay không.

Như những gì tôi đã viết trong cuốn "Management as a Calling" của mình, thì sức ảnh hưởng của các công ty và tiền từ những người cực kỳ giàu đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội mặc dù nó vẫn đem lại lợi ích.

Chỉ riêng các công ty dầu khí, mỗi năm họ đã tài trợ gần 200 triệu USD cho việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã và đang làm ảnh hưởng đến các chính sách nhằm giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu của quốc gia.

Tất nhiên, Bezos cũng như nhiều tỷ phú khác không sai khi họ muốn sử dụng tài sản của mình để giải quyết các vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt. Nhưng nếu trớ trêu thay, những hành động của họ lại vô tình làm ảnh hưởng đến những chính những hoạt động mà họ đang muốn quyên góp tiền.

Không chỉ showbiz Việt mới có chiêu trò từ thiện, nhiều tỷ phú thế giới cũng đang dùng từ thiện như công cụ PR hoặc đánh lạc hướng công chúng - Ảnh 1.

Vai trò của doanh nghiệp

Hiện nay, giới kinh doanh đã lấn sang các thể chế chính trị của Hoa Kỳ. Thậm chí có rất nhiều cuộc tranh luận công khai đã xảy ra trong nhiều năm qua. Ví dụ:

● Salesforce, một công ty phần mềm trị giá 17 tỷ USD, đã tham gia vào cuộc đấu tranh cho luật hôn nhân đồng tính. Công ty này đã gây sức ép và buộc cơ quan lập pháp Indiana thay đổi các chính sách dành cho cộng đồng LGBT.

● Hãng hàng không Delta đã cắt giảm các ưu đãi dành cho các thành viên của Hiệp hội súng trường Quốc gia sau khi xảy ra các vụ xả súng hàng loạt. Hành động này của hãng nhằm đấu tranh cho vấn đề kiểm soát súng ở Hoa Kỳ.

● Và năm 2018, sau khi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán Saudi Arabia. Hai công ty tài chính Blackrock và JPMorgan Chase đã đứng về phía nhà báo Jamal Khashoggi bằng cách từ chối tham gia các cuộc họp quan trọng ở Saudi Arabia trong một thời gian.

● Hobby Lobby, một chuỗi cửa hàng các đồ thủ công và trang trí, đã tham gia đấu tranh về quyền sinh sản. Họ đã lên tiếng phản đối Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA). Họ cho rằng việc ép buộc họ phải thêm các điều khoản liên quan đến việc kiểm soát sinh sản vào bảo hiểm y tế của nhân viên là không đúng. Đồng thời họ cũng nói rằng việc này không phù hợp với tín ngưỡng tôn giáo của các nhà lãnh đạo của công ty.

Qua các ví dụ này chúng ta có thể thấy rằng các cuộc đấu tranh công khai này có thể biến thành cuộc chiến của những đống tiền bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, tất cả mọi người có thể chọn đứng về bất kỳ bên nào. Họ sẽ ủng hộ người đem lại lợi ích cho họ. Ngược lại nếu họ không nhận được giá trị gì thì họ sẽ chế giễu, chỉ trích thậm chí là vùi dập những người đó.

Không chỉ showbiz Việt mới có chiêu trò từ thiện, nhiều tỷ phú thế giới cũng đang dùng từ thiện như công cụ PR hoặc đánh lạc hướng công chúng - Ảnh 2.

Không có trách nhiệm

Có rất nhiều người lại tỏ ra coi thường chế độ dân chủ. Họ cho rằng các nhà lãnh đạo công ty không phải do dân bầu chọn nên những việc đó không phải là trách nhiệm của họ.

Marc Benioff, người sáng lập Salesforce và cũng là người lên tiếng ủng hộ cộng đồng LGBT. Ông đã viết trong cuốn sách của mình rằng một số người "đã phê bình tôi vì đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của công ty".

Theo thông tin của công ty truyền thông Weber Shandwick, Marc Benioff đã từng nói rằng khách hàng sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ đến từ các các công ty có tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Đó là lý do tại sao mặc dù bị người khác chỉ trích nhưng sau đó, ông vẫn tiếp tục ủng hộ cộng đồng LGBT.

Nói cách khác, ông cảm thấy cảm thấy việc ủng hộ cộng đồng LGBT có thế sẽ giúp việc kinh doanh của công ty ông tốt hơn.

Một số vấn đề với Amazon

Gần đây, Bezos có vẻ tập trung khá nhiều vào hoạt động từ thiện. Nhưng có thể mục đích chính của ông không hẳn là từ thiện. Mục đích thực sự là ông muốn đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người. Hay nói cách khác là ông muốn mọi người bớt quan tâm đến các mặt tiêu cực của Amazon. Chẳng hạn như vấn đề quyền lao động ở Amazon.

Chính phủ Hoa Kỳ đang điều tra Amazon vì nghi ngờ công ty này vi phạm quyền lao động. Công nhân của Amazon trên khắp thế giới đang tổ chức các cuộc biểu tình đòi quyền lợi. Nhưng công ty không đưa ra bất kì phương án giải quyết nào. Thậm chí, theo một nguồn tin, công ty còn thuê các nhà thầu theo dõi nhân viên của họ.

Ngoài ra, vào năm 2018, Amazon đã không phải trả một đồng thuế thu nhập nào cho liên bang của Hoa Kỳ. Trong khi lợi nhuận năm đó của công ty là hơn 11 tỷ USD. Thậm chí vào năm 2017, nhờ vào chính sách cắt giảm thuế của đảng cộng hòa mà công ty đã được giảm hẳn 129 triệu USD tiền thuế. Tuy nhiên không chỉ có Amazon, mà có đến tận 60 công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cũng không phải trả bất kỳ một đồng thuế thu nhập nào cho liên bang vào năm 2018.

Thêm vào đó, tổ chức từ thiện mới nhất của Bezos - Quỹ Trái đất Bezos, cũng có thể sẽ giúp ông giảm gánh nặng về thuế. "Các công dân của Hoa Kỳ đang làm từ thiện hàng loạt vì họ sẽ nhận được các lợi ích liên quan đến thuế. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho những người giàu." - Theo lời của nhà lý luận chính trị Rob Reich.

Hiện tại, bất bình đẳng thu nhập đang ở mức mức nghiêm trọng nhất kể từ năm 1929. Trong khi, mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ không thay đổi, vẫn ở mức 7,25 USD/giờ kể từ năm 2009, thì Bezos đang trên đà trở thành tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới vào năm 2026. Đó là lý do tại sao khi được hỏi thì có đến 65% người Mỹ tin rằng hệ thống kinh tế bây giờ là không công bằng.

Đó là chúng chính là nguồn gốc của các vấn đề phức tạp hơn.

Hiệu ứng ăn mòn

Tổng số tiền quyên góp của các doanh nghiệp trong năm 2018 đạt 3,4 tỷ USD.

Những người Mỹ giàu nhất đang ném tiền qua cửa sổ chỉ để thay đổi quá trình dân chủ. Chẳng hạn, ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson đã trao tặng hơn 100 triệu USD cho các ứng cử viên chính trị vào năm 2018.

Điều này đang góp phần vào việc các phe phái cạnh tranh gay gắt và làm cản trở tiến trình chính trị. Điều này khiến quốc hội không thể thông qua các chính sách kể cả các chính sách cơ bản về việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Thậm chí việc này còn đang ăn mòn các thể chế dân chủ của chúng ta. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, chỉ có 19% người Mỹ nói rằng họ tin tưởng chính phủ. Nhưng vào năm 1958, con số này lại lên tới 73%.

Thay đổi những gì thực sự bị "hỏng"

Vào năm 2020, các nhà lãnh đạo, các nhà kinh doanh, chính trị gia và các nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã tụ họp tại diễn đàn kinh tế thế giới hàng năm ở Thụy Sĩ. Tại đây họ đã đưa ra một tuyên ngôn đầy hứa hẹn -Tuyên ngôn Davos. Trong tuyên ngôn này họ khẳng định rằng các công ty nên phục vụ "xã hội nói chung", trả "các khoản thuế công bằng" và đóng vai trò là người quản lý "cơ sở vật chất và môi trường cho các thế hệ tương lai". Các tuyên bố này cũng giống với các tuyên bố của BlackRock và Business Roundtable. Hai tổ chức này được coi là đại diện cho các công ty quyền lực nhất của Hoa Kỳ.

Những tuyên bố này đã giúp cho các tỷ phú như Jeff Bezos và các tập đoàn của họ có cơ hội thực hiện các nguyện vọng của họ đối với xã hội. Nếu họ có thể làm được tất cả những gì đã hứa thì cử tri và các chính trị gia tài năng có thể đưa ra các quyết định mà không bị ảnh hưởng bởi sự giàu có của giới kinh doanh.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM