Không chỉ ông Donald Trump mà ngay cả Martin Luther King cũng từng bị dân Mỹ phản đối

08/12/2016 15:00 PM | Xã hội

Ông Donald Trump không phải người nổi tiếng duy nhất trong lịch sử bị người dân Mỹ ghét trước khi được nhiều người biết đến.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã bị nhiều người ghét khi tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống 2016. Hầu như tất cả các cuộc khảo sát trước đó đều cho thấy khả năng đắc cử của tỷ phú này không cao trước các đối thủ Hillary Clinton hay những chính trị gia khác trong đảng Cộng hòa.

Thậm chí, ngay cả khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Trump cũng phải đối mặt với nhiều cuộc biểu tình cũng như không đồng nhất quan điểm từ giới chính trị gia.

Hàng loạt người nhập cư tại Mỹ cùng các nhà vận động xã hội đã xuống đường biểu tình ngay sau chiến thắng của tỷ phú Trump. Nhiều lãnh đạo của cả 2 đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ cũng tỏ ra quan ngại về các quan điểm của vị tổng thống mới như vấn đề thỏa thuận thương mại tự do, giao dịch thương mại với Trung Quốc, vấn đề nhập cư, thuế và phát triển kinh tế...

Dẫu vậy, ông Donald Trump không phải người nổi tiếng duy nhất trong lịch sử bị người dân Mỹ ghét trước khi được nhiều người biết đến.


Tổng thống Obama từng chế giễu ông Trump

Tổng thống Obama từng chế giễu ông Trump

Sự trùng hợp thú vị

Martin Luther King là một trong những vĩ nhân người Mỹ nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 và được những người nổi tiếng khác như Tổng thống John F Kennedy hay Albert Einstein kính trọng. Tuy nhiên, có một sự thật trớ trêu là ông không được toàn nước Mỹ hâm mộ. Nói cách khác, có nhiều người ủng hộ tư tưởng của ông King nhưng cũng có nhiều người dân Mỹ ghét ông.

Năm 1999, hãng Gallup sử dụng một biện pháp nghiên cứu mới nhằm xác định những vĩ nhân được người Mỹ ngưỡng mộ nhất của thế kỷ 20. Theo đó, Đức Mẹ Teresa đứng đầu với 49% người ủng hộ trong khi ông King chỉ xếp thứ 2 với 34%.

Trước đó, Gallup cũng đã có những khảo sát về số vĩ nhân được người Mỹ ngưỡng mộ nhất trong khoảng 1963-1967 và ông King chỉ xuất hiện 2 lần trong top 10 vào năm 1965 và 1964.


Nhà vận động nhân quyền Martin Luther King

Nhà vận động nhân quyền Martin Luther King

Thậm chí vào năm 1966, tỷ lệ số người phản đối ông King lên đến 63% so với 33% tỏ ý ngưỡng mộ.

Hãng Gallup không khảo sát về ông King vào năm 1968 do ông bị ám sát ngày 4/4/1968.

Nguyên nhân chính khiến khảo sát của Gallup cho thấy ông King bị ghét trước khi bị ám sát vào năm 1968 là do phong trào đòi bình đẳng cho người da đen đã kích động sự mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ cũng như cộng đồng da màu, qua đó tạo nên nhiều xung đột.

Hàng loạt những cuộc bạo động của người da đen bùng nổ trong thời kỳ này khiến tầng lớp da trắng trong xã hội Mỹ không có mấy thiện cảm với ông King. Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là chính nhờ sự nỗ lực của Martin Luther King mà người da màu mới dần được tôn trọng tại Mỹ như ngày nay.

Rõ ràng, ngay cả những vĩ nhân như Martin Luther King cũng bị nhiều người ghét bất chấp các đóng góp của ông đối với xã hội nước Mỹ.


Tỷ lệ ngưỡng mộ của ông King chỉ tăng mạnh sau khi ông mất, đạt 94% vào năm 2014.

Tỷ lệ ngưỡng mộ của ông King chỉ tăng mạnh sau khi ông mất, đạt 94% vào năm 2014.

Người giỏi bị ghét và câu chuyện của Donald Trump

Những người không giỏi thường bị chỉ trích, người làm tốt công việc thì bị ganh ghét và chỉ những người luôn hoàn hảo hoặc thực sự thành công mới được mọi người ngưỡng mộ.

Vì vậy, nếu không muốn bị chỉ trích hay ganh ghét, bạn chỉ có thể bình thường như những người khác hoặc thực sự trở nên hoàn hảo. Tuy vậy, sẽ chẳng có sự hoàn hảo nào đến trong 1 đêm và chắc chắn bạn sẽ phải vượt qua nhiều chông gai, gặp nhiều chỉ trích, ganh ghét rồi mới được mọi người ngưỡng mộ.

Hãy nhìn vào ví dụ của Tổng thống mới đắc cử Trump.

Trước khi tham gia tranh cử, tỷ phú bất động sản này không được giới chính trị coi trọng lắm bởi ông được cho là hợm hĩnh và chỉ giỏi “làm màu”. Thậm chí, trong bữa tiệc năm 2011, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chế giễu ông Trump trước mặt tất cả quan khách, đồng thời coi nhẹ khả năng trở thành vị lãnh đạo Nhà Trắng kế tiếp của ông trùm bất động sản này.

Mọi người vẫn thường nhắc đến ông qua chương trình “Người tập sự” hay những cuộc thi hoa hậu, nhưng ngôi biệt thự cao sang và dàn người đẹp bên cạnh. Hầu như không mấy ai đánh giá cao khả năng lãnh đạo của Donald Trump. Tất cả mọi người khi đó đều bỏ qua những lời ủng hộ của tầng lớp lao động, người nghèo đối với ông Trump.

Đến khi tỷ phú Trump ra ứng cử, hàng loạt những phát ngôn gây sốc của ông khiến giới truyền thông dậy sóng. Hầu hết tất cả các tờ báo đều quay lưng lại với ông. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump trong giai đoạn đầu cuộc bầu cử cao chưa đến 34%, trong khi của đối thủ Clinton lại lên tới 53%.


Tỷ lệ ủng hộ của ông Trump luôn nằm dưới đối thủ Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.

Tỷ lệ ủng hộ của ông Trump luôn nằm dưới đối thủ Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.

Tuy nhiên, khi quá trình bầu cử đi tới điểm cuối, khoảng cách này dần bị thu hẹp và cuối cùng ông Trump cũng chiến thắng. Với tư cách là vị tổng thống mới thứ 45 của Mỹ, ông Trump được Tổng thống Obama, người từng chế nhạo ông cách đây 5 năm, đón tiếp tại Nhà Trắng.

Hàng loạt những tờ báo Mỹ hiện nay cũng “dịu giọng” hơn với ông chủ tương lai của Nhà Trắng trong khi hàng loạt những chính trị gia của cả 2 đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ quay sang chúc mừng ông.

Rõ ràng, mọi người có thể ghét bạn, chỉ trích bạn, nghi ngờ bạn hoặc thậm chí chống đối bạn, nhưng họ không thể ngăn bạn đến được với thành công. Ngay cả những vĩ nhân như Martin Luther King còn bị chính người dân Mỹ ghét thì bạn không cần phải nhụt chí trước những lời khó nghe từ người khác.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM