Những lời nói dối "kinh điển" của các startup
Để thành công, một điều kiện tiên quyết cho các nhà sáng lập đó là phải biết "kiểm soát thông tin", hay nói trắng ra là phải biết "nói dối".
Startup là một sự chảy máu tiền bạc, còn việc truyền vốn thì vẫn nằm tùy theo quyết định của nhà đầu tư. Khi mức độ căng thẳng tăng lên đến ngưỡng cao ngất ngưởng, những nhà sáng lập sẽ chấp nhận bán công ty của mình cho bất cứ ai, dù là nhà đầu tư, nhân viên, nhân viên tiềm năng hoặc khách hàng.
Họ chẳng có mấy cơ hội. Nguồn vốn thì tiếp tục tăng lên nhưng sự tăng đó chỉ xảy ra nếu chẳng ai thực sự hiểu gì về tình hình tài trợ. Những người sáng lập phải nói dối, rằng mọi chuyện đều ổn, rằng tính năng này sắp ra đời cho dù những kỹ sư để phát triển tính năng đó còn chưa được thuê, bảng lương thì còn chẳng thấy tiền đâu.
Nói dối là một điều kiện tiên quyết và là một phần của công việc hàng ngày của một người sáng lập. Nó cũng chính là một chất bôi trơn giúp những bánh răng tiếp tục hoạt động. Chẳng ai muốn thừa nhận điều đó nhưng bạn sẽ dùng những từ như “buộc phải vậy” hay “tạm thời nói dối cho đến khi thành công” để khiến việc nói dối trở nên dễ chịu hơn. “Kiểm soát thông tin” là một trong những kỹ năng quan trọng nhất một người sáng lập cần có để thành công và cái “uyển ngữ” hay chính là cách nói giảm nói tránh đó chẳng làm thay đổi những gì họ làm hàng ngày.
Thế nhưng thời gian làm mọi thứ thay đổi, và mọi người ngày càng tinh tường hơn với những vấn đề liên quan đến startup. Mọi người biết mình nên hỏi câu gì, và chẳng sợ phải đào bới để tìm ra câu trả lời. Điều đó có nghĩa là một số những bí mật quan trọng về sự thành công tại Thung lũng Silicon có nguy cơ bị tiết lộ. Chúng ta cần những biện pháp tiếp cận thông tin minh bạch hơn nhưng chúng ta cũng cần hiểu bản chất của các startup là mạo hiểm và đôi khi phải chấp nhận những lời dối trá.
Startup đồng nghĩa với thành công
Hầu hết các startup đều thất bại. Phần lớn các nhân viên startup chẳng bao giờ hiện thực hóa các lựa chọn của mình mà công việc đó thuộc về những nhà triệu phú. Nói một cách toán học, những cá nhân tài năng chắc chắn sẽ chọn một công việc chuyên nghiệp hơn hoặc làm việc tại một công ty lớn để được trả cao hơn và an toàn hơn. Bạn nghĩ rằng các công ty ở Thung lũng Silicon đều thành công, đến Silicon là có thành công.
Thế nhưng bạn đâu biết rằng đây cũng chính là cái nghĩa trang của rất nhiều công ty với những ý tưởng tồi. Dĩ nhiên chúng ta thì chỉ tập trung vào sự thành công chứ không phải thất bại, bởi đó là mô hình chúng ta muốn trở thành. Đây chính là lời dối trá lớn nhất của Thung lũng Silicon.
Nói dối là một điều hiển nhiên của ngành này. Những người thành lập có thể biến một công ty từ chỗ chỉ có một vài người sử dụng trở thành công ty có giá trị vài tỷ USD là một điều không thể tin được, thế nhưng nó vẫn xảy ra.
Nếu không có những lời nói dối, chẳng ai bán được hàng và chúng ta vẫn giậm chận tại chỗ với công nghệ của những năm 1970. Sự kiêu ngạo chính là một trong những yêu cầu cần thiết để đưa các startup vào quỹ đạo.
Thật không may, việc nói dối kiểu như vậy chẳng còn dễ như trước đây. Bây giờ những mục tiêu doanh số và các nhân viên đều hiểu về nguồn vốn của startup và biết mình cần phải hỏi câu hỏi gì. Những người bán hàng ngày nay đều phải chuẩn bị trước cho những câu hỏi liên quan đến dòng vốn, khả năng bền vững của công ty...
Tầm nhìn
Hãy nhìn vào tầm nhìn của tất cả các startup thành công, chúng đều là những tầm nhìn lớn cấp quốc tế. Theo tác giả Jame Collins và Jerry Porras viết trong cuốn sách Built to Last: Succesful Habits of Visonary Companies năm 1994: “Phải có tầm nhìn 10 đến 30 năm và phải hướng đến một tương lai có thể trông thấy được”.
Tầm nhìn phải ấn tượng để hấp dẫn các nhà đầu tư, nhân viên và người sử dụng để họ cho các startup này cơ hội. Nhưng nó cũng phải đủ độ “ảo” để có sự mềm dẻo trong kết quả hoạt động và không khiến mọi người phải thất vọng. Vì chúng ta không thể nhìn thấy trước tương lai nên các startup phải khiến mọi người có cảm giác chúng đang hướng đến tận mặt trăng. Những kẻ không biết cách mưu đồ chuyện lớn sẽ chẳng được để mắt tới.
Lập kế hoạch
Bạn cần vốn để có kết quả và cùng lúc đó bạn cũng cần kết quả để có tiền. Vậy làm thế nào để một startup làm được cả hai điều đó. Câu trả lời nằm ở “việc lập kế hoạch”. Lập kế hoạch cho tương lai là một sự tuyên bố về những tiềm năng kinh doanh, và việc vẽ nên những bức tranh màu hồng là một thực tế phổ biến. Nó chính là chỉ số niềm tin của nhà sáng lập vào công việc kinh doanh mình.
Khi một ứng dụng, dịch vụ hoặc sản phẩm lần đầu ra mắt thị trường, chẳng có một con số nào có thể thể hiện ứng dụng, dịch vụ, hay sản phẩm đó tốt đến đâu. Thậm chí cả những bài khảo sát với các khách hàng tiềm năng hay những phương pháp nghiên cứu cũng chẳng thực sự giúp bạn biết được cho đến khi có kết quả thực sự. Trái lại các nhà đầu tư thì hiểu về kế hoạch một cách thực dụng dựa trên sự tăng trưởng số lượng người dùng.
Tuyển dụng
Các startup thường gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những nhân sự có kinh nghiệm và tài năng. Steve Jobs, người đàn ông lúc đó chỉ mới 29 tuổi đã thu phục được John Sculley, một vị giám đốc đương chức ở Pepsico với câu nói huyền thoại: “Anh muốn bán nước đường cho đến cuối đời hay anh muốn đến với chúng tôi và làm thay đổi thế giới?” Vào thời điểm đó, Apple chỉ là một công ty 4 năm tuổi khởi nghiệp trong gara, chẳng ai biết một ngày nó sẽ lớn mạnh như bây giờ. Thế nhưng Sculley đã liều lĩnh đánh cược và tham gia cùng Steve Jobs.
Trên thực tế, nhiều vị lãnh đạo cấp cao đã từ bỏ công việc của mình tại các tập đoàn để đến với những startup. Ngoài lý do mệt mỏi vì những cuộc đua "trần tục", họ còn mệt mỏi vì phải bán mọi thứ như tiền, sự bình đẳng, vai trò và uy tín. Cuối cùng họ đem bán tầm nhìn.
Nói dối không có nghĩa là lừa dối
Không có ngoại lệ nào cho những lời nói dối và sự thật sẽ luôn được phơi bày. Một ví dụ điển hình đó là Scott Thompson, cựu CEO của Yahoo, người sau đó đã mất chức vì giả mạo hồ sơ cá nhân. Những lời nói dối thông thường bao gồm giả mạo giá trị, tuyên bố thành công của startup là thành công của mình... Nhưng cuối cùng sự thật sẽ vẫn lộ ra. Có một câu nói nổi tiếng trong thế giới startup như thế này: "Fake it until you make it" (Tạm dịch là hãy nói dối cho đến khi thực sự đạt được thành công). Startup sẽ luôn là thứ nửa đáng tin nửa không, nửa thực nửa ảo và các nhà sáng lập thì cần rất nhiều niềm tin để vượt qua khó khăn.