Khảo sát hơn 300.000 người phát hiện, uống rượu sai cách khiến gan "chết yểu": Đừng phạm sai lầm dịp cuối năm rồi ôm hận cả đời!

25/12/2023 11:26 AM | Sống

Bác sỹ khẳng định, bệnh gan bắt nguồn từ cách uống rượu nhiều hơn là lượng rượu nạp vào cơ thể.

Bệnh gan từ cách uống rượu

Nghiên cứu do Đại học College London, báo cáo trên tạp chí London Standard ngày 16/12. Các nhà khoa học chỉ ra rằng bệnh xơ gan do rượu (ARC) bắt nguồn từ cách uống rượu nhiều hơn là lượng rượu nạp vào cơ thể.

Theo Đại học Johns Hopkins, ARC là một giai đoạn của bệnh gan, trong đó gan bệnh nhân đã bị sẹo đáng kể, không còn hoạt động bình thường.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 312.599 người nghiện rượu ở Vương quốc Anh để đánh giá tác động của thói quen uống rượu, khuynh hướng di truyền và bệnh tiểu đường loại 2 đối với khả năng phát triển ARC.

Kết quả cho thấy, ở người có thói quen uống rượu đến say (uống 120 ml rượu một lần), tỷ lệ phát triển ARC cao hơn gấp ba lần. Người vừa có thói quen uống say, vừa có yếu tố di truyền, nguy cơ mắc ARC cao gấp 6 lần.

Khảo sát hơn 300.000 người phát hiện, uống rượu sai cách khiến gan "chết yểu": Đừng phạm sai lầm dịp cuối năm rồi ôm hận cả đời - Ảnh 1.

Uống rượu sai cách có thể gây nên bệnh xơ gan, khiến gan không hoạt động được bình thường

"Chúng tôi tập trung vào hình thức uống rượu và nhận thấy đây là yếu tố chỉ điểm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với lượng rượu uống vào", tiến sĩ Linda Ng Fat, Trung tâm Dịch tễ học và Y tế công cộng Đại học College London, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết

Pamela Healy, Giám đốc điều hành của British Liver Trust nói với tạp chí London Standard rằng nghiên cứu này tiết lộ cách mọi người uống rượu là quan trọng và việc uống quá nhiều có thể gây ra "hậu quả nghiêm trọng".

"Nghiên cứu này tiết lộ rằng không chỉ tổng thể bạn uống bao nhiêu mà còn là cách bạn uống cũng quan trọng. Uống nhiều, uống nhanh hoặc uống để say có thể gây hậu quả khôn lường cho sức khỏe gan của bạn", Pamela Healy nói.

Uống rượu như nào để tránh gây hại?

Tính đến năm 2023, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa việc sử dụng rượu nặng là:

- Đối với nam giới, uống 5 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 15 ly trở lên mỗi tuần

- Đối với phụ nữ, uống 4 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 8 ly trở lên mỗi tuần

Uống nhiều rượu gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng nếu bạn biết sử dụng đúng cách thì sẽ giúp cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều.

- Khi uống rượu nên uống từ từ, để giải rượu, có thể dùng trà đặc. Các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng không nên dùng chung khi đang uống rượu, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi lúc đó, cơ thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.

Khảo sát hơn 300.000 người phát hiện, uống rượu sai cách khiến gan "chết yểu": Đừng phạm sai lầm dịp cuối năm rồi ôm hận cả đời - Ảnh 2.

Tránh uống rượu say, uống quá nhanh để gan không bị tổn hại

- Tuyệt đối không pha rượu: Không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,..., thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Một vài trường hợp có thể bị mất tri giác. Chính vì vậy, không nên uống rượu khi đói, bởi nó là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu.

- Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu

- Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.

- Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy, lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: Chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.

- Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.

- Những đối tượng đang dùng aspirin không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không uống rượu.

- Không sử dụng đồng thời cả rượu và caffeine. Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Cafein gây kích thích tăng huyết áp, và nhịp tim. Khi kết hợp cả 2, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.

- Khi uống rượu, nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu.

- Nên uống nước lọc trước khi uống rượu.

- Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.

Theo Nypost, Vinmec

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM