Kem Kido, Vinamilk áp đảo Cornetto, Paddle Pop, Haagen-Dazs...
Các doanh nghiệp nội địa tiếp tục dẫn đầu ngành kem và thực phẩm đông lạnh trong năm 2017. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ các thương hiệu kem nước ngoài như Cornetto, Paddle Pop, Haagen-Dazs và New Zealand Natural bắt đầu gia tăng đáng kể, theo báo cáo mới đây của Euromonitor.
KIDO dẫn đầu với 40,2% thị phần
Theo báo cáo mới đây của Euromonitor, Tập đoàn KIDO vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa trong thời điểm cuối giai đoạn soát xét, với thị phần 38% và 40% trong năm 2016 và 2017. Tiếp theo là kem của Vinamilk với thị phần năm 2016, 2017 lần lượt là 9,5% và 9,1%.
Kem của Unilever đứng thứ 3, với thị phần năm 2016, 2017 lần lượt là 8,6% và 8,4%.
Theo Euromonitor, các doanh nghiệp nội địa tiếp tục dẫn đầu ngành kem và thực phẩm đông lạnh trong năm 2017. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ các thương hiệu kem nước ngoài như Cornetto, Paddle Pop, Haagen-Dazs và New Zealand Natural bắt đầu gia tăng đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn như Thành phố HCM, nơi mà người tiêu dùng đang ưa chuộng những sản phẩm ở phân khúc cao cấp có chất lượng cao.
Trong năm 2017, ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa đạt mức tăng trưởng về giá trị bán lẻ 15%, cao hơn 1% so với năm 2016, tăng trưởng này có được là do thu nhập người dân tăng, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cao và sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn.
Xu hướng cao cấp hóa đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng ngành kem, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tp. HCM và Hà Nội. Người tiêu dùng, đặc biệt giới trẻ, ngày càng quen thuộc với các thương hiệu cao cấp như Baskin-Robbins. Hơn nữa, thương hiệu mới từ Vietnam Dairy Products (Vinamilk) – Twin Cows cũng nhắm đến tầng lớp thượng lưu.
Kem với bao bì đa dạng đạt được sự tăng trưởng mạnh nhất về giá trị bán lẻ với 19% trong ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa nhờ vào sự xuất hiện từ các tầng lớp bình dân và những nỗ lực nhằm gia tăng mức độ tiếp cận sản phẩm đến người tiêu dùng bởi những doanh nghiệp lớn, đặc biệt những đơn vị đang dẫn đầu trên thị trường như Tập đoàn KIDO và Unilever.
Giá bán bình quân trong ngành kem tăng
Gía bán bình quân trong ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa tiếp tục tăng lên trong năm 2016 và 2017 do tình hình lạm phát, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng như nhân công và sự trượt giá của tiền đồng cũng như xu hướng cao cấp hóa sản phẩm đang tăng lên.
Tương tự với ngành bánh kẹo, kênh phân phối hiện đại như siêu thị và đại siêu thị đã ghi nhận những mặt tích cực, đặc biệt ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, sự mở rộng mạnh mẽ của các cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ trong năm 2015-2017 tại hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội đã củng cố cho sự phát triển nhanh chóng của kênh phân phối này. Theo đó, đối tượng khách hàng của các cửa hàng tiện lợi và sản phẩm kem đều hướng đến là giới trẻ và trẻ em nên vai trò của các cửa hàng tiện lợi ngày càng trở nên quan trọng.
Cuối năm 2015, hai sản phẩm kem mới được cho ra đời là Milo và Kit Kat của Nestlé, đã có những tác động nhất định trong ngành. Những sản phẩm này được nhập khẩu từ Thái Lan do đó gặt hái được sự tiếp cận nhanh chóng từ phía khách hàng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các công ty đang dẫn đầu hiện tại thì doanh thu bán hàng của sản phẩm này không đáng kể.
Bên cạnh đó, trong năm 2016, Vietnam Dairy Products (Vinamilk) đã giới thiệu Twin Cows trong lĩnh vực các sản phẩm từ sữa – kem, nhắm vào tầng lớp thượng lưu với bao bì cao cấp bắt mắt và mùi vị ngon. Tương tự cho Milo và Kit Kat, thương hiệu này cũng có những tác động nhất định trong ngành.
Ở Việt Nam, những công ty lớn như Viet Nam Dairy Products (Vinamilk) có xu hướng tận dụng những ảnh hưởng tích cực từ việc quảng cáo cho các sản phẩm đóng gói của họ và danh tiếng là thương hiệu uy tín, trong khi đó, các công ty nhỏ dần tập trung sang mở rộng mạng lưới phân phối và cải thiện chất lượng sản phẩm. Kết quả là không có chiến dịch quảng bá nào đáng chú ý trong năm 2016-2017. Tuy nhiên, những chiến dịch quảng cáo như những phần quà nhỏ và bốc thăm trúng thưởng được thực hiện gần đây bởi những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn KIDO nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Mảng sản phẩm có giá trung bình tiếp tục chiếm thị phần lớn trong ngành. Tuy nhiên, các thương hiệu cao cấp cũng dần trở nên phổ biến trong giai đoạn soát xét như là Swensens và Baskin-Robbins, đặc biệt là các sản phẩm kem không đóng gói. Các thương hiệu riêng và các sản phẩm khác trong ngành không tác động đáng kể do nhu cầu khách hàng thấp và hệ thống phân phối hạn chế.