Kẻ đại thắng bất ngờ từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

28/12/2019 08:41 AM | Xã hội

Không phải đậu tương, lúa mì mới thực sự là kẻ đại thắng khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến tới việc đạt thỏa thuận thương mại.

Trong thế giới nông nghiệp ở Mỹ, tin tức về thỏa thuận thương mại thường khiến người ta nghĩ ngay tới đậu tương, loại nông sản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt thuế quan đáp trả của Trung Quốc. Tuy nhiên, lúa mì mới chính là kẻ đại thắng nếu Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại.

Các duy đoán cho rằng Trung Quốc sẽ nâng hạn ngạch mua lúa mỳ của Mỹ. Trong khi đó, việc mua đậu nành có thể không diễn ra thuận lợi, nhất là khi đàn lợn Trung Quốc chịu tác động nặng nề của dịch tả lợn châu Phi. Đàn lợn suy giảm kéo theo nhu cầu mua đậu nành, loại nông sản được dùng để làm thức ăn gia súc, cũng giảm theo.

Giá lúa mì ở Mỹ đã ngay lập tức phản ứng trước kỳ vọng Trung Quốc sớm phát hành hạn ngạch mua. Dù nguồn cung lúa mì rất đa dạng nhưng nếu Trung Quốc đạt được mức hạn ngạch mua 9,6 triệu tấn, đó sẽ là bước nhảy vọt trong nguồn cầu của cả thế giới.

Trong suốt 6 năm tới năm 2017, Trung Quốc mua chưa tới 50% số hạn ngạnh được giao. AgResource Co., công ty tư vấn có trụ sở tại Chicago, cho biết, với tiềm năng của mình, Trunmg Quốc có thể đảm bảo tiêu thụ được 5 tới 6 triệu tấn lúa mì hàng năm.

Giá lúa mì giao tháng 3 đã tăng 1,5% trong phiên giao dịch ngày 26/12 tại Chicago trong khi giá đậu nành và ngô gần như không thay đổi.

Kẻ đại thắng bất ngờ từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Sản lượng nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc qua các năm. Bắc Kinh chưa bao giờ hoàn thành đầy đủ hạn ngạch nhập khẩu lúa mì được Tổ chức Thương mại Thế giới quy định.

Doanh số tiềm năng từ Trung Quốc là thông tin tốt cho nông dân Mỹ. Giá lúa mì của Mỹ đang được đánh giá là khá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nó vốn đã thu hút nhiều quốc gia khát mua hàng ngoài Trung Quốc. Trong tuần kết thúc vào ngày 12/12, các nhà suất khẩu Mỹ đã bán được lượng lúa mì nhiều nhất trong 6 năm qua.

Ngô cũng sẽ có lợi nếu Trung Quốc chuyển sang lấp đầy hạn ngạch của mình trong lĩnh vực ngũ cốc. Với 7,2 triệu tấn, đó là một giao dịch không chỉ nhỏ hơn mà Trung Quốc có thể tự mình bù đắp được lượng thiếu hụt này bằng sản xuất trong nước. Nó đồng nghĩa với một tiềm năng tăng trưởng không lớn.

"Sự tác động tới giá ngô sẽ ít hơn rất nhiều so với giá lúa mì", AgResource nhận định.

Sau hơn 1 năm căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đã lần đầu tìm được tiếng nói chung về vấn đề thương mại. Trong thông báo mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp sửa ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Hiện tại, thỏa thuận này đã chuyển sang giai đoạn dịch thuật để sẵn sàng được ký kết.

Trong thỏa thuận giai đoạn 1, nhiều vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được giải quyết, trong đó có việc Trung Quốc cam kết tăng cường mua nông sản Mỹ, điều các nông dân Mỹ hết sức ngóng chờ.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM