IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
IMF nhấn mạnh: “Trung Quốc và các nước đối tác cần phải làm việc một cách tích cực để giải quyết những khiếm khuyết còn lại trong hệ thống thương mại”.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc , IMF khẳng định rằng cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đang tạo ra thêm nhiều rủi ro suy giảm đến kinh tế Trung Quốc.
IMF dự báo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6,0% trong năm 2020, như vậy dự báo về kinh tế Trung Quốc đã giảm đi so với lần dự báo lần trước.
IMF nhấn mạnh: “Trung Quốc và các nước đối tác cần phải làm việc một cách tích cực để giải quyết những khiếm khuyết còn lại trong hệ thống thương mại”. Tuy nhiên IMF khẳng định rằng không cần thêm biện pháp kích thích tiền tệ để hỗ trợ cho kinh tế nội địa với điều kiện rằng sẽ không có thêm lần tăng thuế nào hoặc tăng trưởng kinh tế không giảm tốc sâu hơn.
Kinh tế Trung Quốc đang trải qua quá trình suy giảm kéo dài, căng thẳng tăng cao với Mỹ. Mỹ mới đây đã tăng thuế với hàng xuất khẩu Trung Quốc và cố gắng ngăn chặn nguồn cung linh kiện cho công ty như Huawei Technologies. Trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng sản lượng kinh tế đang ổn định và cải thiện rõ nét, đây là tuyên bố mới nhất của ông nói đến sức mạnh và tính vững bền của kinh tế Trung Quốc.
Dự báo mà IMF đưa ra như vậy bi quan hơn so với dự báo theo các chuyên gia Bloomberg. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong tháng 4/2019 và xu thế này nhiều khả năng sẽ kéo dài trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn giữ mục tiêu tăng cường các gói kích thích, chính sách kích thích tài khóa đã được áp dụng.
IMF chỉ ra rằng dù Trung Quốc đã có một số bước tiến trong cải cách, Trung Quốc cần để cho các yếu tố thị trường có vai trò lớn hơn và đẩy mạnh mở cửa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Cơ quan quản lý ngành ngân hàng Trung Quốc mới đây đã thông báo về các biện pháp mới để mở cửa ngành dịch vụ tài chính đón nhà đầu tư nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Dịch Cương, trước đây từng nói đến việc Ngân hàng Trung ương cần tập trung nhiều hơn vào các công cụ phòng ngừa để giúp nhà đầu tư nước ngoài quản trị rủi ro.