[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018

05/07/2018 10:58 AM | Xã hội

Tại World Cup 2018, khi các đội bóng đau đầu tìm kiếm sự thay thế cho những cầu thủ giỏi hiếm hoi trong đội thì Pháp dường như lại quá thừa những lựa chọn cho các vị trí trên sân.

Trong trận đấu Pháp-Argentina vừa qua, cầu thủ Kylian Mbappe của đội tuyển Pháp đã khiến người hâm mộ cũng như các chuyên gia phải rung động với những bước chạy thần tốc và khả năng chơi bóng tuyệt vời.

Tuy nhiên, để tạo ra được những cầu thủ như Mbappe, Pháp đã thực hiện một chương trình đào tạo bài bản, có đầu tư từ năm 1988.

Nơi ươm mầm những giấc mơ

Vào năm 1988, Chủ tịch liên đoàn bóng đá Pháp Fernand Sastre quyết tâm xây dựng một trung tâm huấn luyện đạt chuẩn 5 sao tại lâu đài Montjoye, cách thủ đô Paris 50 km. Mục đích ban đầu của trung tâm huấn luyện này đơn thuần chỉ là cung cấp nguồn cầu thủ có chất lượng cho giải đấu cấp câu lạc bộ trong nước.

Mặc dù vậy, điều không ai ngờ tới là sự hình thành của Clairefontaine đã tạo nên một lứa cầu thủ đầy tài năng như Nicolas Anelka, Louis Saha, Thierry Henry hay mới đây nhất là Kylian Mbappe.

[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 1.

Tổng giá trị chuyển nhượng và bình quân mỗi cầu thủ Pháp xếp thứ 3 tại World Cup 2018 (triệu Euro)

Vào năm 1998, nước Pháp ra quân với đội hình trong mơ. Nhiều cầu thủ giỏi của Pháp khi đó được đào tạo từ lò Clairefontaine hoặc đã từng đến đây tập luyện. Chính nhờ sự đầu tư chuyên sâu đào tạo tài năng trẻ này đã cung cấp lượng lớn cầu thủ có chất lượng cho các câu lạc bộ và gián tiếp nâng cao chất lượng nền bóng đá Pháp.

Chức vô địch World Cup 1998, Euro 2000 và trận chung kết World Cup 2006, Euro 2016 là những điều mà các cổ động viên Pháp chưa từng nghĩ tới trước khi có Clairefontaine.

Xây trên 56ha đất rừng với 302 phòng ngủ, 10 sân bóng, một trung tâm nghiên cứu khoa học thể thao, một phòng chơi game, một thư viện và một phòng chiếu phim, Clairefontaine gần như có tất cả những tiêu chí để trở thành nơi đào tạo cầu thủ cấp cao ở Châu Âu. Thậm chí khi Anh gặp khủng hoảng về cầu thủ năm 2000, nước này dường như cũng đã sao chép mô hình của Pháp khi cho xây dựng trung tâm bóng đá hạng sang. Tiếp theo đó Latvia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng học tập.

Mục tiêu ban đầu của Clairefontaine là đào tạo các lứa cầu thủ 13-15 tuổi trước khi họ tốt nghiệp và đưa về những câu lạc bộ cho đào tạo chuyên sâu.

Tuy vậy, thành công của Clairefontaine đã khiến các câu lạc bộ chú ý và hầu như rất nhiều cầu thủ trẻ được trung tâm chọn lựa sẽ được những câu lạc bộ này tuyển về trước khi họ kịp tốt nghiệp.

[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 2.
[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 3.
[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 4.

Khu huấn luyên xa hoa của Clairefontaine

[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 5.

Cầu thủ Eric Cantona huyền thoại cũng đã từng đến đây huấn luyện một thời gian

Chú trọng vào chất lượng hơn số lượng

Pháp có phương hướng đào tạo cầu thủ trẻ khá khác so với Hà Lan, một cường quốc bóng đá cũng nổi tiếng không kém. Lò đào tạo Ajax của Hà Lan đã cho ra đời rất nhiều cầu thủ nổi tiếng thế giới như Robben, Sneijder, Van Persie… Tuy nhiên đằng sau những cầu thủ nổi tiếng này là một khoảng trống không có ai kế thừa.

Trong khi đó Pháp lại có một dàn cầu thủ trẻ đầy tài năng từ mọi lứa tuổi. Lứa 1997-1998 có Dembele, Mbappe. Lứa 1995-1996 có Kimpembe, Lemar. Lứa 1993 có Umtiti, Pogba còn lứa 1991 có Griezmann. Tất cả những cầu thủ này đều nổi tiếng tại cấp câu lạc bộ và có giá chuyển nhượng không hề nhỏ.

Hà Lan đã từng có thời hoàng kim khi cho ra nhiều cầu thủ tên tuổi, tuy nhiên việc dịch chuyển đường lối sang thương mại hóa đào tạo bóng đá với vô vàn những chi nhánh đào tạo bóng đá khiến nước này chuyển sang con đường đông chứ không tinh. Rất nhiều cầu thủ tốt nghiệp từ các lò đào tạo của Hà Lan nhưng chất lượng lại giảm sút quá nhiều.

Trái lại, Pháp đi theo con đường ít nhưng tinh. Clairefontaine tuyển chọn khá khắt khe và chỉ nhận một lượng rất nhỏ các cầu thủ trẻ mà họ cho là tài năng. Chính liên đoàn bóng đá Pháp (FFF) vào năm 2000 cũng nhấn mạnh vào việc đào tạo cầu thủ trẻ, hướng đến tư duy chơi bóng cũng như tinh thần chiến đấu của cầu thủ.

Trong khi đó, các trung tâm đào tạo khác ngoài Clairefontaine cũng như câu lạc bộ cũng tập trung đầu tư cho lớp trẻ bởi chúng tốn ít chi phí hơn so với việc mua những cầu thủ nổi tiếng có mức giá quá đắt đỏ hiện nay.

[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 6.
[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 7.

Những lứa cầu thủ huyền thoại của tuyển Pháp

[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 8.
[How they do] Bí mật khiến đội tuyển Pháp đè bẹp Argentina sừng sỏ và hướng tới chức vô địch World Cup 2018 - Ảnh 9.

Những lứa cầu thủ trẻ tài năng của Pháp

Hơn nữa, những đội bóng đào tạo cầu thủ trẻ có thể bán tài năng của họ với giá trên trời khi thị trường chuyển nhượng hiện nay vô cùng sôi động. Tóm lại các đội bóng không sợ lỗ và kết quả là tiêu chuẩn đào tạo cầu thủ tại Pháp ngày càng cao, qua đó nâng cao chất lượng của toàn bộ nền bóng đá.

Bên cạnh đó, Pháp còn đào tạo ra rất nhiều huấn luyện viên để tăng cường hướng dẫn những tài năng trẻ. Các câu lạc bộ và trung tâm cũng tạo nên môi trường thích nghi nhanh cho các cầu thủ để họ có thể dễ dàng thi đấu tại mọi nền bóng đá với mọi sơ đồ chiến thuật.

Việc đào tạo cầu thủ trẻ hiện vô cùng phức tạp khi xu hướng bóng đá hiện đại thay đổi từng ngày với vô vàn chiến thuật và tư tưởng. Bởi vậy nếu không chú trọng đầu tư, đào tạo cũng như thay đổi, các đội bóng và thậm chí là cả nền bóng đá quốc gia sẽ thụt lùi.

Ví dụ điển hình là Pháp cũng có giai đoạn khủng hoảng hậu Zidane gây nên thảm bại World Cup 2010, nhưng điều đó chỉ càng khiến họ xốc lại hệ thống đào tạo trẻ.

Giờ đây, khi hàng loạt đội bóng nổi tiếng thế giới ngập chìm với những cầu thủ già nua và hào quang chiến thắng xa xưa thì Pháp với một đội hình trẻ, khỏe, tài năng đang đi tìm lấy chức vô địch cho riêng họ. Tại World Cup 2018, khi các đội bóng đau đầu tìm kiếm sự thay thế cho những cầu thủ giỏi hiếm hoi trong đội thì Pháp dường như lại quá thừa những lựa chọn cho các vị trí trên sân.

AB-Tổng hợp

Cùng chuyên mục
XEM