Hơn 1 năm nắm quyền, từ trợ lý, ngoại trưởng, giám đốc truyền thông, cố vấn kinh tế, không ai làm việc được với ông Trump quá... 500 ngày
Hãy cùng điểm lại những nhân vật gây chú ý đã bị cách chức, hoặc phải từ chức kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ cách chức Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Đây là quan chức cấp cao gần nhất phải rời khỏi bộ máy điều hành của Tổng thống Trump sau hơn 1 năm cầm quyền.
Hãy cùng điểm lại những nhân vật gây chú ý đã bị cách chức, hoặc phải từ chức kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền.
1. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
Thời gian tại nhiệm: 1/2/2017-13/3/2018 (406 ngày)
Rex Tillerson trở thành vị quan chức cấp bộ trưởng thứ 2 phải rời khỏi chính quyền của Tổng thống Trump. Ông Tillerson sẽ bị thay thế bởi Giám đốc CIA Mike Pompeo. Trước đây, mối quan hệ giữa Tổng thống Trump và ông Tillerson đã có nhiều xích mích khi vị Ngoại trưởng Mỹ từng gọi ông chủ Nhà Trắng là "đồ dở hơi".
"Chúng tôi đã làm việc khá tốt cùng nhau nhưng chúng tôi lại có bất đồng trên một vài quan điểm", Tổng thống Trump cho biết sau khi quyết định thay thế ông Tillerson.
2. Trợ lý riêng John McEntee
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-12/3/2018 (417 ngày)
Theo nguồn tin của ABC News, trợ lý McEntee đã bị áp giải ra khỏi Nhà Trắng do có vấn đề liên quan đến tiểu sử của anh này. Quyết định này được đưa ra bởi Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly.
3. Cố vấn kinh tế Gary Cohn
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-6/3/2018 (411 ngày)
Cố vấn Cohn tuyên bố từ chức trong tình hình Tổng thống Trump tuyên bố đánh thuế cao vào mặt hàng nhập khẩu thép và nhôm. Vị cố vấn kinh tế này phản đối chính sách trên của Tổng thống Trump. Bất chấp những bất đồng quan điểm, Tổng thống Trump vẫn khen ông Cohn là một tài năng hiếm có, đóng góp vào chính sách thuế mới cũng như chương trình cải cách kinh tế Mỹ.
Ông Cohn không nói lý do mình từ chức mà chỉ tuyên bố vinh dự được phục vụ đất nước cũng như cảm ơn Tổng thống Trump cho ông cơ hội này.
4. Giám đốc truyền thông Hope Hicks
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-28/2/2018 (405 ngày)
Bà Hicks là một trong những người tại nhiệm lâu nhất tại Nhà Trắng tính đến thời điểm vị giám đốc này tuyên bố từ chức. Tuyên bố này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi bà Hicks có cuộc thẩm vấn với Hội đồng điều tra của Nghị viện về Tổng thống Trump. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho biết quyết định từ chức của bà Hicks không liên quan đến cuộc điều tra này.
5. Thư ký Nhà Trắng Rob Porter
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-7/2/2018 (384 ngày)
Vị thư ký này từ chức trong bối cảnh bị 2 người vợ cũ cáo buộc tội bạo hành nhưng ông Porter phủ nhận các cáo buộc này. Điều kỳ lạ là phía Nhà Trắng đã bảo vệ nhân viên của mình khi Chánh văn phòng John Kelly gọi ông Porter là người đàn ông có danh dự. Dẫu vậy, Thư ký Porter vẫn dứt áo ra đi và Tổng thống Trump cho biết ông khá buồn khi nghe thông tin này.
6. Trợ lý Nhà Trắng Omarosa Manigault Newman
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-13/12/2017 (366 ngày)
Câu chuyện bà Newman bị cách chức hay sa thải đã làm giới truyền thông tốn không ít giấy mực. Nhà Trắng tuyên bố bà Newman từ chức vì tìm được cơ hội sự nghiệp phù hợp hơn. Tuy nhiên theo tờ Politico, Trợ lý Newman bị cách chức do không hoàn thành nhiệm vụ được giao và sử dụng nơi làm việc để chụp ảnh cưới.
7. Phụ tá an ninh quốc gia Dina Powell
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-8/12/2017 (358 ngày)
Bà Powell cùng cố vấn Jared Krushner, đồng thời là con rể Tổng thống Trump đã cùng làm việc về vấn đề Trung Đông. Sau khi từ chức, bà Powell dạy học tại trường Havard và giới truyền thông cho biết nhiều khả năng bà sẽ quay trở lại với ngành ngân hàng trước đây từng làm.
8. Bộ trưởng y tế Tom Price
Thời gian tại nhiệm: 10/2/2017-29/9/2017 (232 ngày)
Bộ trưởng Price phải từ chức do những chỉ trích liên quan đến việc sử dụng máy bay cá nhân hạng sang trong các chuyến công du của mình. Tuy điều khiến công chúng Mỹ phẫn nộ là dù dùng máy bay cá nhân nhưng những chi phí phát sinh khác là từ tiền ngân sách. Bình quân Bộ trưởng Price đã tiêu tốn 1 triệu USD cho những chuyến công du trong nước lẫn quốc tế.
Bộ trưởng Price cũng là vị bộ trưởng đầu tiên phải rời bỏ nội các của Tổng thống Trump.
9. Phó cố vấn an ninh quốc gia Sebatian Gorka
Thời gian tại nhiệm: 30/1/2017-25/8/2017 (208 ngày)
Theo giới truyền thông, ông Gorka chuyên cố vấn các vấn đề liên quan đến khủng bố nhưng nhiều nguồn tin cho hay vai trò của nhà tư vấn này không thực sự rõ ràng tại Nhà Trắng. Ngay cả khi từ chức, nhiều tranh cãi, đòn đoán đã nổ ra cho rằng ông Gorka đã bị chèn ép và buộc phải thôi việc. Thông tin mới nhất cho thấy ông Gorka hiện đang làm cho tờ Breitbart News.
10. Chiến lược gia trưởng Steve Bannon
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-18/8/2017 (211 ngày)
Trên thực tế, ông Bannon đã được Tổng thống Trump thuê từ ngày 13/11/2016 và góp phần không nhỏ cho thành công của chiến dịch tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng do bất đồng quan điểm mà Tổng thống Trump đã buộc ông này từ chức. Hiện ông Bannon đã quay trở lại làm việc cho tờ Breitbart News.
11. Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci
Thời gian tại nhiệm: 21/7/2017-26/7/2017 (6 ngày)
Mặc dù đã bắt đầu công việc từ trước đó nhưng ngày chính thức được bổ nhiệm của ông Scaramucci là 21/7/2017. Chưa đầy 1 tuần sau khi được bổ nhiệm chính thức, một phóng viên của tờ New Yorker đã công bố đoạn hội thoại qua điện thoại với ông Scaramucci, khiến vị giám đốc truyền thông này phải từ chức sau đó.
12. Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus
Thời gian tại nhiệm: 13/11/2016-20/1/2017 (190 ngày)
Tổng thống Trump tuyên bố thay thế ông Priebus bằng ông John Kelly trên một bài đăng của mạng xã hội Twitter. Bất chấp như vậy, hiện ông Priebus vẫn tuyên bố ủng hộ Tổng thống Trump và sẵn sàng hỗ trợ ông chủ Nhà Trắng bất cứ khi nào.
13. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-21/7/2017 (183 ngày)
Trên thực tế ông Spicer được tuyển dụng từ ngày 22/12/2016. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau khi Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci được bổ nhiệm, ông Spicer đã từ chức. Vị phát ngôn viên này cho biết mình cảm thấy "giải thoát" khi đưa ra quyết định này và đội ngũ truyền thông của Nhà Trắng cần cải tổ lại.
14. Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Mike Dubke
Thời gian tại nhiệm: 6/3/2017-18/5/2017 (74 ngày)
Theo các nguồn tin, ông Dubke đã xây dựng được một đội ngũ truyền thông khá tốt ở Nhà Trắng nhưng ông lại không thân cận lắm với những cố vấn thân cận giúp Tổng thống Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Sau khi từ chức, Chánh văn phòng Priebus đề nghị ông ở lại làm việc đến 2/6/2017 cho đến khi đội ngũ nhân viên trong Nhà trắng ổn định.
15. Cố vân an ninh quốc gia Mike Flynn
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-13/2/2017 (25 ngày)
Trên thực tế ông Flynn đã làm việc cùng đội ngũ của Tổng thống Trump từ ngày 18/11/2016 và đóng góp nhiều công lao trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Như một thành quả tất yếu, ông Flynn được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia khi Tổng thống Trump đắc cử nhưng bị buộc từ chức sau đó do nhầm lẫn và chỉ trích các cuộc gặp của Phó tổng thống Mike Pence với đại sứ Nga ngay trước lễ tuyên thệ của Tổng thống.
16. Tổng chưởng lý Sally Yates
Thời gian tại nhiệm: 20/1/2017-30/1/2017 (11 ngày)
Sau gần 30 năm làm việc tại sở tư pháp Mỹ, bà Yates đã được bổ nhiệm làm Tổng chưởng lý dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, việc bà Yates yêu cầu các nhân viên của sở tư pháp không bảo vệ luật cấm nhập cảnh với 7 nước Hồi giáo của Tổng thống Trump vào tháng 1/2017 với lời tuyên bố sẽ không hành động cho đến khi bị thuyết phục bởi các yêu cầu trên.
Phía Nhà Trắng đã cách chức bà yates chỉ vài giờ sau quyết định này với lời tuyên bố vị tổng chưởng lý đã "phản bội" sở tư pháp.
Ngoài những nhân vật cộm cán trên, chính phủ Trump đã cách chức, hoặc tự từ chức rất nhiều quan chức khác như Thứ trưởng ngoại giao Steven Goldstein, Phó giám đốc truyền thông Nhà Trắng Josh Raffel… Có thể nói, dù mới cầm quyền hơn 1 năm nhưng rất nhiều quan chức trong chính phủ của Tổng thống Trump đã bị thay thế trong khi giới truyền thông đang chờ đợi người tiếp theo trong danh sách dài này.