Hồi nhỏ muốn trở thành Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông quảng đại, nhưng bước vào tuổi trung niên nhận ra sống như Trư Bát Giới mới là Phúc!

06/02/2024 12:04 PM | Sống

Nhìn từ một góc độ khác, sống như một con lợn thì có gì sai?

Khi đến tuổi trung niên, nhiều người trong chúng ta sẽ sở hữu chiếc bụng phệ, dáng người không cân đối và cả vô vàn những trăn trở hay những lúc chán nản.

Hình tượng này liên tưởng tới Trư Bát Giới. 

Khi còn nhỏ, tôi luôn cho rằng Trư Bát Giới là một người kém lém lỉnh và lười biếng, chỉ biết nịnh nọt, mãi đến khi trưởng thành đọc tôi mới hiểu được những triết lý sống ẩn chứa đằng sau vị Nhị sư huynh này.

Người ta hay tập trung vào Tôn Ngộ Không, nhưng khi đọc hiểu Trư Bát Giới, tôi nhận ra rằng trên thực tế, hầu hết chúng ta, những người đi làm, đều là Trư Bát Giới - Ảnh 1.

Điều khó học nhất là nói lời tạm biệt

Sang Tây thiên lấy kinh cùng Đường Tăng, hoàn toàn không phải do Trư Bát Giới tự nguyện. Chính cây gậy của Tôn Ngộ Không và cả những lời khuyên răn của Quan Âm Bồ Tát đã buộc Trư Bát Giới phải rời Cao Lão Trang, dấn thân vào con đường tìm kiếm chân kinh Phật giáo.

Khoảnh khắc rời khỏi Cao Lão Trang, Trư Bát Giới gánh hành lý trên vai, mỗi bước đi là một lần ngoái đầu lại, không nỡ rời đi.

Dù đã đi xa đến mức không nhìn thấy nhà họ Cao nhưng Trư Bát Giới vẫn quay lại và hét lớn: "Ba mẹ vợ, xin hãy chăm sóc tốt cho vợ con, lão Trư đi rồi sẽ về."

Kỳ thật trong lòng Trư Bát Giới biết, lần này rời đi, e sẽ chẳng còn cơ hội gặp lại. Nhưng trong lòng hắn vẫn ánh lên một tia suy nghĩ, mong có thể trở về chốn hiền hòa này.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ly biệt là điều phổ biến, nhưng không một ai trong chúng ta giỏi nói lời tạm biệt.

Con người ta khi đến tuổi trung niên, những chuyện xảy ra ngoài tầm kiểm soát ngày càng nhiều, những người rời đi cũng ngày một nhiều hơn.

Đau đớn, nhưng có lẽ ai cũng cần phải trải qua.

Nếu đã không thể khiến nó không thể xảy ra, vậy thì hãy chấp nhận.

Bước vào tuổi trung niên, chúng ta rốt cuộc cũng cần phải học cách nói lời tạm biệt.

Cuộc đời của một người trưởng thành không chỉ có chín chín tám mốt kiếp nạn, thăng trầm vốn là thứ luôn thường trực.

Đối mặt với những con quái vật hung dữ, Trư Bát Giới luôn trốn và bỏ chạy nếu không thể đánh bại. Đối mặt với những yêu tinh là nữ giới, Trư Bát Giới lại hết lần này tới lần khác sa vào bẫy.

Khi còn nhỏ, mỗi lần nhìn thấy Trư Bát Giới bị yêu quái lừa hay đánh bại, tôi đều luôn cảm thấy hắn quá hèn nhát và vô trách nhiệm. Nhưng khi lớn lên, khi một lần nữa đọc lại "Tây Du Ký", tôi lại nhìn thấy bóng dáng của chính mình trong Trư Bát Giới.

Đối mặt với nguy cơ, không phải ai cũng có được năng lực của Tôn Đại Sinh. Hầu hết chúng ta tránh né khi có thể, chiến đấu khi không thể tránh và bỏ chạy khi không thể chiến đấu.

Hành trình lấy chân kinh vẫn còn điểm kết thúc, nếu vượt qua được mọi khó khăn, bạn sẽ đạt được những kết quả tích cực.

Cuộc đời là một con đường dài với gió và mưa không ngừng. Hiện tại, bạn đang trên đường, hãy học cách trở nên mạnh mẽ trong khó khăn.

Đường đời khúc khuỷu nhưng vẫn phải vượt qua, con đường phía trước còn dài nhưng nó đồng thời cũng vô cùng tươi sáng.

Người ta hay tập trung vào Tôn Ngộ Không, nhưng khi đọc hiểu Trư Bát Giới, tôi nhận ra rằng trên thực tế, hầu hết chúng ta, những người đi làm, đều là Trư Bát Giới - Ảnh 2.

Sống một cuộc sống bình thường nhất, đó mới là sự miêu tả chân thực nhất về cuộc sống

Đọc Tây Du Ký khi còn nhỏ, có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn trở thành Tôn Ngộ Không. 72 phép thần thông quảng đại, cưỡi mây vượt gió ngàn dặm. Vậy nhưng, sau nửa cuộc đời, chúng ta nhận ra rằng chúng ta thì ra đều sống như một Trư Bát Giới.

Có một chút năng lực nhưng không có thành tựu gì lớn lao, là người mơ mộng nhưng bằng lòng với hiện tại. Sống một cách bình thường nhất, chính là sự miêu tả chân thực nhất về cuộc sống của chúng ta.

Học cách chấp nhận sự bình thường của bản thân là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành thực sự của một người. Đời người chỉ kéo dài một trăm năm, mọi danh lợi phú quý sau đó đều tan thành mây khói.

Sự bình thường chính là câu trả lời duy nhất cho cuộc sống.

Người ta hay tập trung vào Tôn Ngộ Không, nhưng khi đọc hiểu Trư Bát Giới, tôi nhận ra rằng trên thực tế, hầu hết chúng ta, những người đi làm, đều là Trư Bát Giới - Ảnh 3.

Chủ nghĩa anh hùng đích thực chính là làm một kẻ thong dong cưỡi mây trên bầu trời

Trong bốn thầy trò Đường Tăng, người có tâm Phật ít nhất thực ra không phải là Tôn Ngộ Không hay thích tự làm theo ý mình, mà chính là Trư Bát Giới gió chiều nào che chiều đó.

Đối với Trư Bát Giới, việc cùng những người còn lại đi lấy kinh chỉ là nhiệm vụ được Quan Âm giao phó.

Điều Trư Bát Giới thèm muốn là thế giới phàm trần náo nhiệt và hào nhoáng, chứ không phải thế giới thanh tịnh nơi Đức Phật.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành hành trình cầu kinh và vượt qua chín chín tám mốt kiếp nạn, Trư Bát Giới cuối cùng cũng đã đạt được sự giác ngộ và được phong tặng danh hiệu "Tịnh Đàn sứ giả".

Có lẽ ban đầu Trư Bát Giới đúng là bị ép phải làm như vậy, nhưng về sau, trải qua gian khổ và trải nghiệm, Nhị sư huynh dần dần phát triển cho mình tâm Phật.

Có lẽ, khi đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ giống như Trư Bát Giới, trở thành một người tự tại, có thể cưỡi mây bay trên trời. 

Cơ thể dù tăng cân nhưng trong lòng vẫn còn đó những ước mơ bay bổng.

Ước mơ đó có thể không phải là lý tưởng cao cả hay hoài bão vĩ đại, nhưng chỉ cần có tình yêu trong tim và kỳ vọng trong mắt, bạn vẫn sẽ luôn có thể tiến về phía trước một cách vững vàng hơn.

Cuộc sống không chỉ có thực tế, nó còn cả cả ước mơ và những nơi xa xôi.

Một người đàn ông trung niên, có thể thỉnh thoảng muốn buông xuôi, thỉnh thoảng cảm thấy chán nản, nhưng đừng quên giữ lại một dòng suối trong trẻo trong tim và một ánh trăng soi sáng quãng đời còn lại.

Nếu cuộc đời là một kỳ thi dài, vậy thì khi ở tuổi trung niên, bạn đã bước vào nửa sau của kỳ thi.

Nhìn lại, bạn có thể thấy bản thân còn nhiều sai sót nhưng đừng quá tiếc nuối, sai lầm là sai lầm, nhưng chúng hoàn toàn không quyết định kết quả cuối cùng.

Những gì bạn phải làm là thực hiện tốt các câu hỏi trước mắt, và sống cho hiện tại.

Học cách nói lời tạm biệt và không nhớ lại quá khứ; đối mặt với khó khăn và vượt qua khó khăn; chấp nhận những điều bình thường nhưng không chấp nhận sự tầm thường; luôn giữ ước mơ trong tim và đừng quên ngước lên nhìn ánh trăng sáng.

Đã từng trải, cũng đã xem nhẹ được mất.

Ngay cả khi từng rơi vào bóng tối, xin hãy luôn giữ lấy sự trong sáng và chân thành trong trái tim.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM