Hội chứng hang động: Trạng thái không muốn ra khỏi nhà khi nỗi lo đại dịch gia tăng, bạn có thấy quen không?

22/05/2021 17:18 PM | Kinh doanh

Hội chứng hang động có thể giúp chúng ta hiểu thêm về sự lo lắng, tránh né và khả năng phục hồi trong mỗi chúng ta.

Hội chứng "hang động" đang được định nghĩa là một dạng biến thể của chứng sợ hãi, liên quan đến sự cô lập để đối phó với nỗi sợ nhiễm COVID. Nói cách khác, khi một người gặp phải hội chứng này thì họ luôn ở trong trạng thái không muốn rời bỏ ngôi nhà của họ. Vì đây là nơi mà họ cảm thấy an toàn và có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc tái nhiễm khi đại dịch giảm bớt.

Trong một buổi phỏng vấn với tạp chí Scientific American, bác sĩ tâm lý Alan Teo nói rằng hội chứng "hang động" khá giống với hội chứng hikikomori (hội chứng im lặng) của Nhật Bản. Đây là một hội chứng khá cực đoan. Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng riêng, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và hoạt động gia đình trong khoảng thời gian dài. Họ chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình. Nhưng nếu tình trạng của họ chuyển biến nặng thì họ cũng sẽ chấm dứt quan hệ với gia đình luôn. Và cuối cùng họ sẽ tự đắm chìm trong thế giới ảo tưởng của chính họ, và hoàn toàn cách ly với cộng đồng.

Hội chứng im lặng xuất hiện ở rất nhiều nơi và ở bất kỳ nền văn hóa nào. Và trong tương lai gần, nó có thể ngày càng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta ngày càng lạm dụng công nghệ trong đời sống hàng ngày. Michael Zeilinger đã viết về hội chứng hikikomori trong cuốn sách Shutting Out The Sun. Trong đó Zeilinger đã viết về những người mắc hội chứng hikikomori. Họ là những người tự giam giữ mình trong phòng ngủ của mình suốt một thời gian rất dài. Và những người đó chỉ xem gia đình như một nơi để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Ông cũng nói rằng họ trở nên như vậy đa phần là bởi vì họ đã từng trải qua thời thơ ấu bị bắt nạt nghiêm trọng. Chính vì thế bản thân họ tự sinh ra tâm lý sợ hãi xã hội, xấu hổ và những cảm xúc tiêu cực khác. Thậm chí họ còn tự hạ thấp giá trị bản thân và xem mình là một người dư thừa trong xã hội. Ngoài ra trong cuốn sách này, Zeilinger cũng nói rằng hội chứng này cũng có thể được chữa khỏi. Những người mắc hội chứng này vẫn có thể quay trở lại hòa nhập với cộng đồng. Nếu gia đình và những người xung quanh quan tâm đến họ nhiều hơn thì khả năng hồi phục của họ sẽ rất cao.

Tôi thì tôi không chắc chắn rằng những người mắc hội chứng này có thể hồi phục được hay không. Nhưng tôi chắc chắn một điều, đó là đã có người mắc hội chứng này sẽ chết trong cô độc. Vậy, việc tự cô lập cũng có những tác động có hại đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Và những người đó có thể là người nhập cư, dân tộc thiểu số, cá nhân LGBT và người lớn tuổi ở Hoa Kỳ.

Ngoài hikikomori, hội chứng hang động cũng khá giống với hội chứng cam chịu (resignation syndrome). Hội chứng này cũng có các biểu hiện khá giống với hikikomori. Và nó thường xuất hiện ở trẻ em với các biểu hiện như không hoạt động, không ăn uống, không tiếp xúc với xã hội. Đặc biệt, hội chứng cam chịu thường xuất hiện nhiều nhất ở những trẻ em tị nạn. Theo các chuyên gia, hội chứng này xảy ra khá phổ biến ở những đứa trẻ tị nạn là vì đa số những đứa trẻ này đều bị chấn thương hoặc chứng kiến bố mẹ của chúng bị đánh đập ngoài ra cũng vì do chúng phải chạy trốn khắp nơi.

Susan Brink, một nhà báo y tế đã viết trong một báo gửi cho NPR như thế này:

"Trong tiếng Thụy Điển hội chứng cam chịu được viết là uppgivenhetssyndrom. Từ này có nghĩa là: trẻ em đã bị cuộc sống bỏ rơi. Đó là những gì hàng trăm trẻ em và thanh thiếu niên đã phải trải qua theo đúng nghĩa đen. Chúng không thể di chuyển, ăn, uống, nói chuyện hoặc vui chơi. Tất cả đứa trẻ đó đều là người tị nạn và chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc Liên Xô, Nam Tư cũ và cả Thụy Điển".

Tuy nhiên, nếu những đứa trẻ này được yêu thương và đối xử dịu dàng, thì điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi cảm giác an toàn và tin tưởng. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy chúng quay trở lại cuộc sống bình thường.

Hành vi ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con người. Hay người ta còn gọi là tương quan tâm lý. Khi con người gặp phải những rào cản ảnh hưởng đến tâm lý thì những suy nghĩ và cảm xúc thường bị dồn nén vào bên trong. Và từ đó dẫn đến tình trạng tự cô lập và rút lui khỏi xã hội.

Đối với người Mỹ gốc Á, bầu không khí ở Mỹ từ trước đến nay đã khiến họ khá ngột ngạt vì sự phân biệt chủng tộc. Thế mà bây giờ, không khi ở đây không chỉ chứa đựng nguy cơ nhiễm vi rút mà cả những nguy cơ bạo lực. Nguyên nhân là vì nhiều người Mỹ nghĩ rằng đại dịch bùng phát đều là lỗi của Trung Quốc. Thêm vào đó, tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến mọi người lo lắng và sợ hãi. Thường thì khi con người bức bối khó chịu thì sẽ tìm một chỗ nào đó để giải tỏa. Và những người châu Á và người Mỹ gốc Á chính là đối tượng mà họ nhắm đến.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ người Mỹ gốc Á thường ái ngại việc cho con cái của họ trở lại trường học sau khi đại dịch lắng xuống vì họ lo ngại con cái của mình phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc và bạo lực học đường.

Họ lo lắng về điều đó là đúng, bởi vì ngày nào cũng có các vụ bạo lực xảy ra và nạn nhân đều là người Mỹ gốc Á. Một phụ nữ châu Á bị một người phụ nữ khác tấn công bằng búa ngay trong chương trình thực tế có tên là Hell’s Kitchen. Hai phụ nữ Mỹ gốc Á lớn tuổi bị một người đàn ông dùng dao tấn công tại bến xe buýt ở San Francisco. Một người đàn ông Mỹ gốc Á đang dẫn một đứa trẻ mới biết đi đi dạo thì bị một người đàn ông lạ mặt đẩy ngã và đánh đập. Và ngay đến bản thân tôi cũng từng trải qua những điều tương tự vậy chỉ vì tôi là người da đen.

Những người đã từng bị chấn thương, sợ bạo lực, cũng như những người sợ lây nhiễm đều phải hết sức thận trọng khi ra ngoài. Đó là lý do tại sao họ thường có xu hướng chọn cách tự cô lập mình ở trong nhà. Nếu tình trạng này càng trở nên phổ biến thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, các cá nhân, phương tiện truyền thông, hệ thống y tế, cộng đồng và các chính trị gia cần tìm ra cách để giải quyết vấn đề này sớm nhất có thể.

Chắc chắn, việc làm cho môi trường vật chất trở nên an toàn hơn sẽ giúp ích rất nhiều. Nguy cơ nhiễm COVID sẽ chỉ giảm khi có nhiều người được tiêm chủng. Và chúng ta có thể giúp đỡ nhau bằng cách tuân thủ các hướng dẫn của sở y tế địa phương như rửa tay và đeo khẩu trang khi ở nơi đông người.

Nguy cơ bạo lực sẽ chỉ giảm bớt nếu chúng ta tăng cường sự gắn kết xã hội và làm việc siêng năng để giảm thiểu các nguyên nhân gây ra bạo lực. Có một chiến dịch truyền thông đang hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về bản sắc và các vấn đề dân tộc. Nhưng cách này không chắc bằng cách chúng ta tiếp cận trực tiếp những đối tượng cần tiếp cận.

Giải pháp dài hạn phải nằm ở việc thúc đẩy các cách thức chống bạo lực và loại bỏ bạo lực. Bằng cách này chúng ta có thể đối phó với tình trạng tự cô lập ở mỗi cá nhân và giữa các cá nhân. Đồng thời thúc đẩy và phát triển nhận thức của con người đối với các vấn đề xã hội.

Tôi tin rằng có chúng ta sẽ có cách đối phó. Vậy nên, chúng ta phải tìm hiểu để hiểu rõ về những rủi ro và lợi ích của môi trường xã hội và môi trường vật chất của chúng ta. Chúng ta phải phát triển các mối quan hệ có thể giúp đỡ chúng ta. Chúng ta phải phát triển cuộc sống nội tâm của mình để có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề về tâm lý. Chúng ta phải tiếp cận với những người cần tiếp cận. Và chúng ta phải tiếp tục dũng cảm, bởi vì xã hội cần sự dũng cảm của chúng ta.

Tôi chúc bạn thành công trong việc trau dồi cảm giác tin cậy, an toàn của chính mình đặc biệt là trong thời điểm đại dịch bùng phát. Nếu bạn đang cảm thấy rất lo lắng hoặc sợ hãi hãy tìm đến sự hỗ trợ qua các đường dây nóng hiện có. Không ai có thể vượt qua cuộc sống một mình, nhưng cuộc đời quả thật có những lúc rất cô đơn.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM