Học theo mô hình của Thung lũng Silicon, startup Hàn Quốc vẫn gây bức xúc vì nạn 'gapjil'

23/07/2021 16:22 PM | Kinh doanh

Các startup Hàn Quốc đang học theo hình mẫu văn hóa công sở của Thung lũng Silicon, tuy nhiên nhiều người lao động vẫn đối mặt với nạn "gapjil".

Thuật ngữ "gapjil" được dùng để chỉ vấn nạn lạm dụng quyền hạn trong văn hóa công sở truyền thống của Hàn Quốc. Gần đây một số công ty khởi nghiệp mới ở quốc gia này đang cố gắng tạo dựng một nền văn hóa công sở trọng dụng tài đức và hệ thống phân cấp phẳng.

Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của phong trào này được nhìn nhận chưa cao.

Ở Hàn Quốc, thuật ngữ "gapjil" được sử dụng để mô tả đặc điểm truyền thống công sở ở đó là các buổi nhậu nhẹt nhiều giờ và làm việc vào cuối tuần. Nó cũng được sử dụng rộng hơn, để chỉ sự coi thường sự an toàn của người khác và lạm dụng quyền hạn. Các "chaebol" của đất nước - những tập đoàn danh giá thuộc sở hữu gia đình như Samsung và Korean Air - đặc biệt nổi tiếng với văn hóa công sở khắc nghiệt.

Các công ty công nghệ mới hơn, như dịch vụ nhắn tin Kakao, công cụ tìm kiếm và nền tảng truyền thông xã hội Naver, đã cố gắng tạo ra sự khác biệt, theo The Economist. Các công ty này đang nỗ lực nối gót các hình mẫu văn hóa công sở của Thung lũng Silicon bằng việc gia tăng hình thức và chế độ khen thưởng, văn hóa công ty phẳng và sắp xếp công việc linh hoạt.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực cải tổ nơi làm việc, một số người lao động cho biết, họ phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ mà không có sự hướng dẫn hoặc liên lạc nào.

Học theo mô hình của Thung lũng Silicon, startup Hàn Quốc vẫn gây bức xúc vì nạn gapjil - Ảnh 1.

Nạn 'gapjil' vẫn là vấn đề gây bức xúc tại một số công ty Hàn Quốc. Ảnh: Esch Collection/Getty Images

Báo cáo của The Economist đã nêu chi tiết các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng tại nơi làm việc của nhân viên trong một số công ty khởi nghiệp của Hàn Quốc. Một trong số đó là công ty chuyển phát Coupang, được coi là "Amazon của Hàn Quốc" với giá trị doanh nghiệp lên tới 74,6 tỷ USD.

Coupang đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội của người tiêu dùng vào tháng 6 khi một vụ cháy lớn tại một trong những nhà kho của họ đã giết chết một lính cứu hỏa. Sự kiện này khiến các nhà lập pháp và truyền thông nước sở tại đặt ra câu hỏi về an toàn nơi làm việc. Các nhà phê bình cũng kêu gọi phong trào cần phải đối xử tốt hơn với nhân viên công ty, The Korea Herald đưa tin.

Không chỉ có vậy, 6 nhân viên của Coupang – 3 người ở nhà và 3 người ở nơi làm việc - đã chết vì đau tim. Một cuộc điều tra của Cơ quan Phúc lợi và Bồi thường cho Người lao động Hàn Quốc cho thấy ít nhất một trong số những trường hợp tử vong này có liên quan đến công việc. Các công đoàn và các nhà lập pháp cáo buộc những công nhân này chết do làm việc quá sức, theo tờ Financial Times.

Hồi tháng 4, Coupang cho biết, những bệnh liên quan đến rối loạn tim là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 và thứ 4 ở Hàn Quốc. Tỷ lệ tử vong do những loại bệnh này đối với nhân viên của công ty thấp hơn mức trung bình ở Hàn Quốc.

Theo người phát ngôn của Coupang, họ đã có thể sơ tán tất cả nhân viên khỏi nhà kho đang cháy và họ đã thiết lập các kế hoạch sơ tán hỏa hoạn và kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở của mình.

Trong một cuộc khảo sát đối với 1.500 người trưởng thành Hàn Quốc từ 16 - 69 tuổi, nhiều người cho biết, họ cảm thấy vô vọng về thói quen ngủ quên ở nơi làm việc. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu dịch vụ R&R Consulting trong khoảng thời gian từ tháng 11 - tháng 12 năm 2020. Hơn 83% người được khảo sát cho biết, họ cảm thấy “gapjil” là một vấn đề nghiêm trọng. Và khi được hỏi về các cách đối phó với “gapjil”, 70% nhân viên đều đưa ra cùng một phương án - "chỉ cần chịu đựng".

Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM