Học cách bố trí căn hộ chật theo chủ nghĩa tối giản giống người Nhật
Chủ nghĩa tối giản đang là phong cách thiết kế kiến trúc, nội thất được người Nhật rất ưa chuộng không những chỉ vì dáng vẻ tinh tế, tối ưu không gian mà nó còn giúp họ tiết kiệm và tránh tai nạn ngoài ý muốn.
Mỗi khi nhắc tới Nhật Bản và kiến trúc, người ta thường nghĩ tới những ngôi nhà với phong cách thiết kế hoài cổ cùng những đường nét cong mang dáng vẻ chùa, đình.
Mặc dù vậy, ở những khu vực thành phố, người Nhật lại có phong cách kiến trúc mang nhiều nét phương Tây, đặc biệt là phong cách chủ nghĩa tối giản đang rất được ưa chuộng.
Kết hợp giữa phong cách kiến trúc Zen của phật giáo với chủ nghĩa tối giản, những căn hộ mới tại Nhật Bản đang được trang bị số lượng đồ đạc, vật dụng ít nhất có thể vì theo những chủ căn hộ này ít mà chất lượng còn tốt hơn so với nhiều đồ đạc nhưng không sử dụng hết.
Phong cách tối giản trong các căn hộ ở Nhật ngoài ra còn được nhắc tới vì sự tiết kiệm. Giá thành của từng đồ vật có thể lớn nhưng do số lượng ít nên tổng giá trị vật dụng trong gia đình được giảm thiểu nhiều. Sử dụng phong cách thiết kế tối giản còn giúp người Nhật tránh khỏi những tai nạn không mong muốn khi động đất. Một vài thống kê mới đây cho thấy có tới 50% số tai nạn trong động đất được tạo ra bởi các vật dụng trong gia đình.
Bộ ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy được cách bố trí đồ đạc gọn gàng, rộng rãi nhưng không kém phần tinh tế cho những căn hộ nhỏ và chật chội.
Một phòng ngủ thiết kế theo chủ nghĩa tối giản, chủ nhân căn phòng không sử dụng giường mà thay vào đó là một tấm đệm mỏng cùng chiếu. Việc này đã giúp căn phòng gọn gàng và thoáng hơn.
Tất nhiên, khi đã theo chủ nghĩa tối giản, những vật dụng trong gia đình cũng được tối giản theo kể cả các đồ dùng trong tủ lạnh.
Một chiếc tủ trong phòng tắm với các vật dụng cơ bản nhất nhưng vẫn đủ dùng. Khoảng trống thừa lại khá nhiều trong những chiếc tủ dạng này.
Và khi đóng cửa tủ lại là một chiếc gương tích hợp, vừa tiết kiệm diện tích, tiết kiệm chi phí mua sản phẩm thừa và vừa mang lại hiệu quả sử dụng cao. Căn phòng tắm này đơn giản tới mức hoàn hảo.
Trong các phòng tắm thường có kệ để vật dụng nhưng khi có cửa sổ thì những chiếc kệ kính thông thường không còn cần thiết nữa.
Phần tường có cửa sổ có thể được tích hợp để trở thành nơi giữ đồ đạc. Với số lượng đồ đạc không nhiều, người Nhật không lo thiếu diện tích lưu trữ.
Mọi thứ đều có vị trí của nó, người theo chủ nghĩa tối giản thích lưu trữ một số đồ vật ở những vị trí cố định trong căn phòng.
Những người tôn thờ chủ nghĩa tối giản tại Nhật đa phần độc thân nên trong tủ bếp của họ chỉ có đồ dùng cho một người. Việc có ít đồ đạc giúp người Nhật theo chủ nghĩa này luôn ngăn nắp.
Cô Saeko Kushibiki cất đệm vào tủ sau khi sử dụng. Với những đồ dùng không trùng khớp với phong cách, tốt nhất nên giấu chúng đi sau khi sử dụng để tránh làm hỏng không gian.
Phòng khách tích hợp phòng ăn và được tối giản hết mức có thể. Ví dụ là căn phòng khách này khi nó chỉ có một chiếc bàn hướng ra cửa sổ và một chiếc ghế gỗ duy nhất.
Một số căn phòng còn chẳng có ghế, người Nhật chẳng phải vẫn được biết tới với cách thức ngồi bệt này sao.
Các vật dụng trong gia đình cũng mang thiết kế đơn giản.
Mặc dù vậy, đơn giản không có nghĩa là chúng không đẹp mắt.
Ít đồ nội thất, sử dụng các vật dụng tích hợp khiến cho căn phòng có nhiều không gian trống hơn.
Với số lượng vật dụng đếm trên đầu ngón tay, chẳng khó gì để giữ nhà cửa luôn gọn gàng.
Một chiếc đèn của người theo chủ nghĩa tối giản, thiết kế của nó chỉ là một tấm kính tròn với bóng đèn được giấu phía dưới.
Đồ dùng được sắp xếp ngăn nắp và kể cả khi nhắm mắt họ cũng tìm được vật dụng mình cần do họ biết rõ những đồ vật này được đặt tại đâu.
Những vật dụng được treo lên bằng móc với thiết kế đơn giản, một dấu hiệu điển hình của những người theo chủ nghĩa tối giản.
Ngoài ra, theo chủ nghĩa này thì những đồ dùng liên quan tới nhau sẽ được sắp đặt gần nhau ví dụ như trang phục ngủ sẽ được bố trí gần giường nằm để tiện sử dụng.
Một chiếc bàn làm việc theo chủ nghĩa tối giản, ngăn nắp, gọn gàng.
Tủ quần áo với số lượng đồ dùng ít ỏi, người theo chủ nghĩa tối giản cũng sẽ mang những trang phục đơn sắc, không quá nhiều hoạ tiết hay màu mè.
Sạch sẽ cũng là một đức tính tốt của những người theo chủ nghĩa tối giản. Với khoảng không rộng, nhà cửa luôn gọn gàng do ít đồ đạc, việc giữ nhà sạch sẽ chẳng thể đơn giản hơn.
Và tất nhiên, luôn gọn gàng, sạch sẽ mang tới vẻ đẹp không thể chối từ trong những căn hộ tối giản.
Không có nhiều đồ đạc, một vài căn nhà còn chẳng có TV giúp cho chủ nhân căn nhà tập trung hết mức vào công việc.
Mỗi đồ dùng đều có mục đích riêng, chỗ để riêng nên không lo lấy nhầm.
Cửa sổ có móc treo nhưng không lắp rèm vì nó có thể làm rườm rà thiết kế.
Đối với những người "sống ảo", các căn hộ theo phong cách tối giản này sẽ là thiên đường bởi vì bất kì góc chụp nào chúng đều đẹp.
Phong cách cuộn tất của một người theo chủ nghĩa tối giản tại Nhật.
Các tủ hay kệ chẳng bao giờ kín bởi họ không có đủ đồ đạc để xếp kín những kệ này. Mặc dù vậy đây lại là điều hay khi nó tạo nên sự tương phản rõ rệt cho các vật dụng cũng như căn phòng.