Đạm Phú Mỹ & Đạm Cà Mau: Thống trị thị trường Phân bón

01/01/2013 00:00 AM | Hồ sơ

Tổng CTCP Phân đạm và hóa chất dầu khí (DPM) là 1 trong 10 cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt nam. DPM đang sở hữu Nhà máy Đạm Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư 370 triệu USD. 

Với công nghệ thuộc loại hiện đại nhất thế giới, DPM có chi phí tiêu hao nhiên liệu thấp, giá thành sản xuất thuộc loại thấp nhất trong ngành. 

Với chiến lược giữ vững ổn định trong hoạt động kinh doanh truyền thống, dần mở rộng thị phần sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và Bắc Phi, DPM sẽ giữ vững vị thế đơn vị chi phối thị trường phân đạm Việt Nam và hàng đầu trong khu vực. Theo báo cáo thường niên 2011, Đạm Phú Mỹ hiện đảm bảo cung cấp gần 50% nhu cầu urê trong nước. 

Tên đầy đủ Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí - CTCP
Tết viết tắt PVFCCo (Đạm Phú Mỹ)
Năm thành lập 2007
Địa chỉ 43 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Mã số thuế 0303165480
Ban lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT: Ông Bùi Minh Tiến
Tổng Giám đốc : Ông Cao Hoài Dương
Sản phẩm
Sản xuất kinh doanh phân đạm, Amoniac lỏng,
khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác
Vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012)
Tổng tài sản 10.622 tỷ đồng   ( tính đến 30/09/2012)
Vốn chủ sở hữu 8.822 tỷ đồng   ( tính đến 30/09/2012)
Vốn hóa 16.990 tỷ đồng (tính đến 28/1/2013)
Website www.dpm.vn
Nhân viên 1.821 người  ( tính đến 31/01/2012)


Sản phẩm chính của Đạm Phú Mỹ là phân u rê

Các mốc sự kiện quan trọng:

Tháng 03/2001: Khởi công xây dựng nhà máy Đạm Phú Mỹ

28/03/2003: Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí- là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập. Công ty với 100% vốn nhà nước là tiền thân của DPM ngày nay. 

Tháng 09/2004: Công ty nhận bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đến tháng 12/2004 sản phẩm Đạm Phú Mỹ chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam

15/03/2007: Bộ công nghiệp phê duyệt phương án và chuyển đổi công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí sang mô hình công ty cổ phần. 

21/04/2007: Công ty thực hiện chào bán 40% cổ phần ra công chúng.

31/08/2007: Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức đi vào hoạt động.

05/11/2007: Công ty chính thức niêm yết 380 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán DPM trên sàn HOSE với vốn điều lệ 3800 tỷ đồng.

Ngày 05/04/2008: Thông qua đề án chuyển đổi Công ty cổ phần thành Tổng công ty (Mô hình công ty mẹ- công ty con)

Ngày 31/05/2010: PVFCCo góp 19% vốn tương cùng với Tổng công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí (PET) góp 51% vốn thành lập CTCP Bao bì dầu khí Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng bao bì của nhà máy Đạm Cà Mau và của khu vực.

Tháng 01/2011: Công ty hoàn thành chuyển đổi 4 công ty con thành công ty cổ phần.

Ngày 16/07/20011: PVFCCo Khai trương và đưa vào sử dụng tòa nhà Văn phóng (PVFCCo Tower).

Ngày 28/07/2011: PVFCCo khai trương chi nhánh tại Campuchia.

Ngày 06/08/2011: Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt mốc sản lượng 5 triệu tấn.

Ngày 03/02/2012: DPM được Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh chọn là 1 trong những cổ phiếu trong danh sách tính VN-30.

Ngày 27/04/2012: Đại hội đồng cổ đông DPM thông qua việc sáp nhập Đạm Cà Mau. Dự kiến vào cuối năm 2012, nếu PVFCCo được chính phủ cho phép mua 51% Đạm Cà Mau thì DPM sẽ trở thành nhà máy sản xuất phân urea lớn nhất Việt Nam. Đồng thời DPM cũng quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Myanmar nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.


PVFCCo- North: Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Miền Bắc
PVFCCo- Central: Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Miền Trung
PVFCCo- SE: Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ
PVFCCo- SW: CTCP phân bón và hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ
PVFCCo- Packaging: CTCP Bao bì Đạm Phú Mỹ
PVFCCo-SBD: CTCP Quản lý và phát triển nhà Dầu khí Miền Nam


Lợi thế từ tập đoàn dầu khí

Nguồn doanh thu chính của Đạm Phú Mỹ chủ yếu đến từ mảng sản xuất urê chiếm từ 93-95% tổng doanh thu của công ty. Hiện nay nhu cầu phân đạm ở Việt Nam vào khoảng 1,8- 2 triệu tấn/năm trong đó DPM đã đáp ứng hơn 40%, là công ty dẫn đầu thị trường. Lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành đến từ vị trí Đạm Phú Mỹ là thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và nằm trong chu trình sản xuất khép kín: PVD- khoan dầu, PVT- vận chuyển; PVS- dịch vụ và DPM- sản xuất phân bón. Điều này giúp DPM giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất so với các công ty khác cùng ngành.

Lợi thế từ hệ thống phân phối lớn: 

Chiến lược cạnh tranh của Đạm Phú Mỹ được xác định dựa trên lợi thế về chất lượng và hệ thống phân phối sản phẩm. PVFCCo xây dựng hệ thống phân phối khắp cả nước với nòng cốt là 4 công ty con tại các thị trường trọng điểm với hệ thống hơn 100 chi nhánh và đại lý cấp 1, gần 3000 đại lý cấp 2. Với chiến lược này, Đạm Phú Mỹ chiếm lĩnh phần lớn thị trường do Đạm Hà Bắc và Ninh Binh chủ yếu tiêu thụ ở khu vực phía Bắc. 


-----------------------------------
Vươn ra nước ngoài

Tính đến năm 2010, Sản lượng sản xuất phân bón nội địa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, Việt Nam phải nhập khẩu ròng phân Urê khoảng 50% nhu cầu (theo báo cáo thường niên DPM 2011). 

Tuy nhiên từ năm 2012, nguồn cung urea trong nước tăng mạnh với việc nhà máy Đạm Cà Mau (công suất 800.000 tấn/năm) và nhà máy Đạm Ninh Bình (công suất 560.000 tấn/năm) đi vào hoạt động. 

Từ năm 2013, thị trường có thể sẽ rơi vào tình trạng dư thừa 450.000- 700.000 tấn khi nhà máy đạm Ninh Bình hoạt động 100% công suất vào năm 2015. Đạm Phú Mỹ đã khôn ngoan khởi động chiến lược vươn ra thị trường nước ngoài đặc biệt là các nước cùng khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar,..Myanmar là thị trường tiềm năng mục tiêu của DPM trong thời gian tới. Đây là thị trường có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nông nghiệp như Việt Nam.

Trong nông nghiệp, ngành chủ đạo của Myanmar vẫn là trồng lúa với khoảng 60% diện tích. Ngoài ra khi Việt Nam chưa thể xuất khẩu phân bón, các nước này phải nhập khẩu từ Trung Đông hoặc Banltic với thời gian từ 40-60 ngày trong khi vận chuyển từ Việt Nam chỉ từ 3-5 ngày.

------------------------
Thị phần và các sản phẩm đến cuối năm 2011:

Đối với phân urea, nguồn cung chủ yếu từ Tổng công ty phân bón và hóa dầu dầu khí và Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc. Hai công ty này cung ứng ra thị trường nội địa gần 1 triệu tấn urea/ năm, chiếm 50% thị trường nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Với tham vọng mở rộng thị trường, Đạm Phú Mỹ hiện đang trình chính phủ mua 51% Đạm Cà Mau. Nếu chiến lược mua DCM thành công, Đạm Phú Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất phân urea lớn nhất Việt Nam. Công ty này sẽ chiếm 70% thị phần sản xuất phân urea.
-----------------------------------
Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2013: 

Theo bản công bố thông tin ngày 18/01/2013, đạm Phú Mỹ đặt chỉ tiêu đạt 10.710 tỷ đồng tổng doanh thu, 2.120 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 1.915 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. 
--------------
Đạm Cà Mau

Đạm Cà Mau là tên gọi tắt của Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC). 
Địa chỉ: Lô D, Khu công nghiệp, đường Ngô Quyền, Phường 1, Thành phố Cà Mau.

Nhà máy Đạm Cà Mau (DCM) do Petrovietnam xây dựng với vốn đầu tư 900,2 triệu USD với công suất 800.000 tấn/ năm trên diện tích 52 ha tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đây là nhà máy được đầu tư hiện đại với chất lượng cao tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc PVCFC ngoài đạt tiến độ và chất lượng theo yêu cầu, dự án Đạm Cà Mau đã tiết kiệm 150 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt. Đạm Cà Mau ra đời góp phần bình ổn nguồn phân bón trên cả nước. Bên cạnh đó Đạm Cà có dây chuyền phân phối tự động, đơn giản và hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí bán hàng.

Năm 2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt và có ý định chuyển nhượng dự án. Đạm Phú Mỹ khôn ngoan nắm lấy cơ hội trình đại hội đồng cổ đông phương án nhận chuyển nhượng dự án Đạm Cà Mau vào năm này.

Tuy nhiên phương án đề ra không thành công do nguồn tài chính tại thời điểm này chưa đáp ứng nhu cầu. Sau 3 năm triển khai đầu tư nhà máy Đạm Cà Mau hoàn thành và cho ra thị trường sản phẩm chất lượng cao, Đạm Phú Mỹ lại chủ trương mua bán sáp nhập dự án này. Ngày 27/04/2012 chiến lược đầu tư 51% vào DCM đã được thông qua với tỷ lệ tán thành 88,8%.

Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Bản Việt, Đạm Cà Mau bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2012 và đã đạt 4.019 tỷ đồng doanh thu và 740 tỷ đồng lợi nhuận. Trong quý 4/2012, Đạm Cà Mau bán ra 134.000 tấn hàng tương đương 71% tổng sản lượng ure tiêu thụ của Đạm Phú Mỹ. Mục tiêu của công ty này trong năm 2013 đạt 6.369 tỷ đồng doanh thu và 525 tỷ đồng lợi nhuận ròng. VCSC dự báo so sánh giữa Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau như sau


duchai

Cùng chuyên mục
XEM