Hình ảnh vải thiều Lục Ngạn chín đỏ trong mùa thu hoạch
Đến nay, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, có hơn 218ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap được Mỹ cấp IRADS với 394 hộ sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại 6 xã.
Thu hoạch vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap tại hộ gia đình ông bà Văn Hương, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cơ sở thu mua Trâm Anh, phố Lường, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mỗi ngày thu mua, sơ chế, đóng thùng nhựa bảo quản hơn 10 tấn quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là một trong 7 cơ sở thu mua liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc từ nhiều năm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Thu hoạch vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap tại một hộ gia đình ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Đến nay, huyện Lục Ngạn có hơn 218ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap được Mỹ cấp mã số IRADS với 394 hộ sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại 6 xã gồm Hồng Giang, Kiên Lao, Tân Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc và Biên Sơn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vụ vải năm nay được mùa, được giá nên người trồng vải rất phấn khởi. Trừ chi phí sản xuất khoảng 20%, người trồng vải thu được lợi nhuận khoảng 80% tổng giá trị. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
hu mua vải thiều tại một cơ sở ở phố Kim, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để sơ chế, bảo quản và bán cho các thương nhân. Hiện tại, ở Bắc Giang có khoảng 1.650 thương nhân tập trung mua vải thiều, chủ yếu thu mua trên địa bàn của huyện Lục Ngạn. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
T
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước, sản lượng năm 2018 ước đạt hơn 90.000 tấn, tăng hơn 30.000 tấn so với năm trước. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Cơ sở thu mua Hà Thúy, phố Lường, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mỗi ngày thu mua, sơ chế, đóng thùng xốp để bảo quản gần 20 tấn quả vải tươi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến thời điểm hiện tại, vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu đi 30 thị trường trên thế giới như EU, Nga, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore, Thái Lan, Australia… (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Vùng vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có hơn 217ha trồng để xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGap với 18 mã vùng được cấp tại 6 xã gồm Hồng Giang, Kiên Lao, Tân Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc và Biên Sơn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có hơn 217ha vải thiều xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGap với 18 mã vùng được cấp tại 6 xã gồm: Hồng Giang, Kiên Lao, Tân Sơn, Giáp Sơn, Tân Mộc và Biên Sơn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Cơ sở thu mua Hà Thúy, phố Lường, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mỗi ngày thu mua, sơ chế, đóng thùng xốp để bảo quản gần 20 tấn quả vải tươi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phong trào sản xuất vải thiều sạch, an toàn theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ngày càng phát triển và nhân rộng; ý thức của người trồng vải không ngừng được nâng cao, nhờ đó, năng suất, chất lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục được tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng với giá cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Giá vải vụ năm nay có xu hướng cao hơn vụ trước và ổn định hơn, nhờ đó, lợi nhuận của nông dân được đảm bảo hơn. Trừ chi phí sản xuất khoảng 20%, người trồng vải thu được lợi nhuận khoảng 80% tổng giá trị. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Giá vải vụ năm nay có xu hướng cao hơn vụ trước và ổn định hơn, nhờ đó, lợi nhuận của nông dân được đảm bảo hơn. Trừ chi phí sản xuất khoảng 20%, người trồng vải thu được lợi nhuận khoảng 80% tổng giá trị. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vải thu hoạch được đưa đến các điểm thu mua để tiến hành vệ sinh, ướp lạnh, đóng thùng xốp bảo quản trước khi chuyển đi tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vải thu hoạch được đưa đến các điểm thu mua để tiến hành vệ sinh, ướp lạnh, đóng thùng xốp bảo quản trước khi chuyển đi tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)