Hiệu ứng Chamberlain: Tại sao chúng ta vẫn đưa ra những quyết định sai lầm dù biết rõ điều gì tốt hơn?

26/11/2018 11:07 AM | WeLearn

Hiệu ứng Chamberlain lý giải vì sao chúng ta có những quyết định tồi tệ, hay thậm chí là những lựa chọn ngu ngốc, dù cho khi đó, lựa chọn đúng đang nằm ngay trước mắt?

Vào một đêm mưa gió năm 1962, tại Hershey, Pennsylvania, trận đấu bóng rỗ giữa Philadelphia Warriors và New York Knicks diễn ra

Ngôi sao của đội Warrior với ngoại hình sừng sững, cao 2,16 mét và nặng 125 kg. Tên ông ấy là Wilt Chamberlain.

Khi kết thúc hiệp đầu tiên, Chamberlain ghi được 23 điểm. 41 điểm khi qua nửa trận đấu. 69 điểm trong hiệp thứ 3. Ông không hề chậm lại.

Với 46 giây cuối cùng của trận đấu, Chamberlain thoát khỏi vòng vây của các tuyển thủ đội Knicks, tiến đến rổ, bật người lên và đưa bóng vào rổ. Cả sân vận động trở nên điên cuồng. Hàng trăm khán giả ùa vào sân đấu để ăn mừng và chạm vào người hùng của đêm đó. Wilt Chamberlain đã ghi 100 điểm, số điểm cao nhất mà một tuyển thủ bóng rổ có được trong một trận đấu chuyên nghiệp.

Nhưng, đó không phải là tất cả. Có gì đó kì lạ đã xảy ra sau trận đấu lịch sử của ông. Một quyết định vội vàng, thậm chí có người coi đó là điên rồ, được đưa ra bởi ngôi sao Wilt Chamberlain.

Quyết định khó hiểu của Chamberlain, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao chúng ta có những quyết định tồi tệ, hay thậm chí là những lựa chọn ngu ngốc, dù cho khi đó, lựa chọn đúng đang nằm ngay trước mắt?

Những cú Granny Shot và những cú ném phạt

Khi Wilt Chamberlain mới gia nhập NBA, ông áp chế các đối thủ của mình về mặt thể chất, ghi điểm tùy ý, cả khi ông phải vật lộn với 2 hay thậm chí nhiều tuyển thủ hơn. Nhưng, khi đến thời điểm ném phạt, ông ấy thực sự rất tệ. Ta đang nói đến 40% cơ hội ném bóng từ vị trí ném phạt.

Từ lúc bắt đầu mùa giải cho đến trận đấu lịch sử, Wilt Chamberlain quyết định sẽ thử cách ném phạt khác. Thay vì ném bình thường như các tuyển thủ khác - tay đưa cao, bóng rời tay ở vị trí gần trán - Chamberlain đổi thành ném từ góc thấp. Còn được biết đến là Granny Shot.

Hiệu ứng Chamberlain: Tại sao chúng ta vẫn đưa ra những quyết định sai lầm dù biết rõ điều gì tốt hơn? - Ảnh 1.

Qua suốt mùa giải, Wilt Chamberlain đều giữ bóng ở giữa hai chân, hơi khụy gối xuống và hất quả bóng vào vành rổ. Và ngạc nhiên thay, ông trở thành người ném phạt giỏi, vào rổ gần như 60% lượt ném.

Sau đó, vào đêm lịch sử tại Hershey, Pennsylvania, Chamberlain ném vào lưới 28 trên 32 lượt ném phạt của mình. Đó là mức khó tin từ vạch ném phạt, tận 87,5%. Nhiều lượt ném phạt vào lưới nhất trong một trận đấu trong suốt lịch sử NBA.

Sự cải thiện mạnh mẽ này, từ 40% lên đến 87,5%, không xảy ra vì Chamberlain cải thiện kỹ năng ném bóng hay kỹ năng thể thao. Nó xảy đến vì ông đã thay đổi cách ném phạt. Wilt Chamberlain sẽ giữ quyết định này và trở thành người ném phạt giỏi.

Phải vậy không?

Sau trận đấu mang tính lịch sử đó, điều gì đó đáng kinh ngạc đã diễn ra. Một khoảnh khắc khó hiểu, gần như điên rồ đã xảy đến. Wilt Chamberlain không ném thấp tay nữa, ông trở lại ném cao tay như bình thường. Ông chọn trở về làm tay ném phạt dở tệ!

Có người nói rằng, điều điên rồ là khi bạn làm đi làm lại điều gì đó nhiều lần và hy vọng kết quả sẽ đổi khác. Liệu điên rồ cũng là làm điều gì đó theo cách khác, tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề lớn nhất bạn đang mắc phải và sau đó, quay trở lại cách làm cũ không hề hiệu quả trước đó?

Không có lý do hợp lý nào cho việc Wilt Chamberlain ngừng sử dụng những cú ném tầm thấp cho việc ném phạt, như thể ông không biết kết quả tích cực của phương pháp mới vậy. Nhưng thay vì làm điều tốt hơn, Chamberlain lại trở về với cách thức cũ. Rồi cho đến hết sự nghiệp bóng rổ của mình, ông vẫn mãi là tay ném phạt dở tệ.

Vậy, câu chuyện về Wilt Chamberlain có ý nghĩa như thế nào?

Mô hình ngưỡng của hành vi tập thể

Hơn 40 năm trước, nhà xã hội học đại học Stanford Mark Granovetter đã cố trả lời câu hỏi tại sao cách cư xử của mọi người bị ảnh hưởng bởi người khác.

Granovetter dùng bạo loạn làm ví dụ. Vì trong một cuộc bạo động, không chỉ có những người bình thường tham gia vào hành vi phá hoại và bạo lực. Tại sao những công dân bình thường tuân thủ pháp luật, giờ lại ném đá vào cửa sổ?

Những giả thuyết trước đó cho rằng khi con người ta ở trong một đám đông, họ sẽ mất đi khả năng suy nghĩ hợp lý một cách độc lập và thay đổi niềm tin của bản thân để phù hợp với đám đông. Ví dụ, nếu nói rằng, ở lúc khởi đầu của sự bạo động, một người trong đám đông ném đá vào cửa sổ, thì niềm tin của đám đông sẽ thay đổi và họ sẽ hành động theo chiều hướng bất hợp lý.

Nhưng Granovetter lại tin vào điều ngược lại. Theo góc nhìn của ông, những cuộc bạo động không được gây ra bởi hành vi tập thể của một đám người có niềm tin về lẽ phải. Rồi đột nhiên, thay đổi niềm tin của họ vì tình trạng tâm lý của một nhóm người. Hơn nữa, các cuộc bạo động được chèo lái bởi nhận thức xã hội đến hành vi của con người trong môi trường đó. Họ bị tác động bởi những giới hạn (ngưỡng).

Ngưỡng của bạn là số người phải làm một hành động trước khi bạn thực hiện hành động đó với họ. Bạn có thể nghĩ các ngưỡng của bạn như một dạng áp lực từ đồng nghiệp. Ngưỡng của bạn càng cao, thì càng cần nhiều người hơn ảnh hưởng đến hành động của bạn, để bạn cùng tham gia với họ.

Trong bối cảnh một cuộc bạo động, người nổi loạn, người cần chút động lực để ném đá vào ô của kính, có giới hạn rất thấp. Nhưng, một cư dân thành phố tuân thủ luật lệ khác, người mà chỉ trộm cắp khi ai đó xung quanh họ cũng đang thó đồ, có giới hạn rất cao.

Hiệu ứng Chamberlain: Tại sao chúng ta vẫn đưa ra những quyết định sai lầm dù biết rõ điều gì tốt hơn? - Ảnh 2.

Granovetter đã chính thức hóa những hiểu biết này là "mô hình ngưỡng của hành vi tập thể." Ngụ ý là, bất kể niềm tin của chúng ta là gì, trong bối cảnh hoặc giới hạn xã hội nhất định, chúng ta có thể đưa ra những quyết định tồi tệ kể cả khi biết được điều tốt hơn.

Điều này mang chúng ta tiến lại gần hơn với việc giải thích quyết định quay lại với cú ném phạt cao tay vô lý của Wilt Chamberlain.

Đây là một gợi ý khác. Wilt Chamberlain đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng "Tôi cảm thấy mình thật ngu ngốc, như một kẻ yếu đuối, về việc ném tầm thấp. Tôi biết tôi đã sai rồi. Tôi biết có những tay ném giỏi nhất lịch sử đã dùng cách đó. Kể cả người giỏi nhất NBA hiện nay, Rick Barry cũng ném tầm thấp. Chỉ là tôi không làm vậy được."

Bạn có nhận thấy được điều gì kì lạ trong câu chữ của Wilt Chamberlain không?

Hãy thử phân tích nào. Đầu tiên, Chamberlain có nhắc đến "Tôi thấy thật ngu ngốc, như một kẻ yếu đuối." Sao ông ấy lại cảm thấy ngu ngốc hay yếu đuối? Đó là vì gần như toàn bộ các tuyển thủ NBA thời điểm đó, trừ Rick Barry, ném cao tay. Thêm nữa, kiểu ném thấp tay bị mỉa mai là "kiểu ném bà già" dành cho "những kẻ yếu đuối." Chamberlain không muốn trông ngu ngốc trước mặt những đồng đội của mình và cả thế giới.

Điều thứ hai là, Wilt Chamberlain nói, "Tôi biết tôi sai rồi… Chỉ là tôi không làm vậy được." Vậy, dù đã hoàn toàn nhận thức được đâu là lựa chọn đúng đắn, ông vẫn chọn lấy quyết định sai lầm đó và tiếp tục ném bóng tầm cao. Như đã đoán được dựa trên mô hình ngưỡng của Granovetter, đó là niềm tin của Chamberlain điều khiển quyết định của ông ấy. Đó là bối cảnh xã hội. Nói cách khác, Wilt Chamberlain là người có giới hạn cao, người sẽ chỉ mãi dính với kiểu ném bà già đó nếu phần lớn các tuyển thủ khác cũng làm điều tương tự. Thế còn Rick Barry thì sao?

Khi Rick Barry lần đầu chuyển sang ném phạt tầm thấp, như một học sinh trung học cơ sở, ông cũng tin rằng ông trông như một "thằng ẻo lả." Thực tế, ông đã sớm bị nhạo báng bởi cách ném bóng của mình. Nhưng, Barry không để điều này làm nhụt chí. Mối quan tâm duy nhất của ông là cải thiện khả năng ném bóng.

Không như Wilt Chamberlain, Rick Barry có ngưỡng rất thấp. Ông ấy không cần sự ủng hộ từ người khác để giữ lấy quyết định đúng đắn hiệu quả. Và đó là điều làm nên khác biệt giữa Wilt Chamberlain và Rick Barry.

Quyết định xã hội táo bạo

Chúng ta vẫn nghĩ rằng những quyết định tệ hại là hệ quả của lòng tin và sự ngu dốt. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Phần lớn thời gian, chúng ta không phải luôn làm điều tốt đẹp nhất cho bản thân, cả khi chúng ta biết điều gì là tốt hơn vì chúng ta bị tác động bởi người khác.

Nhưng, có một số ít người, những người như Rick Barry, những người thà đúng còn hơn được thích. Họ có sự can đảm để làm chủ việc trong tầm tay, trước sự ủng hộ của xã hội.

Không như những Wilt Chamberlain của thế giới này, người sẽ chết trong hối hận vì điều có thể đã xảy đến, những Rick Barry của thế giới này sẽ vượt qua mà không có hối tiếc gì. Vì họ không để những ý kiến từ người ngoài ảnh hưởng đến họ, ngăn trở họ trở thành con người tuyệt vời nhất.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM