Hệ thống AI "Cảm biến sếp" có khả năng giúp bạn tỏ ra chăm chỉ trước mặt cấp trên

25/01/2017 10:21 AM | Công nghệ

Đây là một ứng dụng tuyệt vời dành cho những nhân viên văn phòng lười biếng.

Trí thông minh nhân tạo đã được sử dụng để quản lý thị trường kinh tế toàn cầu, dự đoán căn bệnh trụy tim và giúp những chiếc xe ô tô định vị đường phố một cách tự động. Tuy nhiên chẳng phải mọi ứng dụng của AI đều “nghiêm túc” cả. Một cậu sinh viên của trường đại học Brown mới đây đã phát triển ra một hệ thống đặt những cái tên hết sức lố bịch với mục đích giúp các vị phụ huynh trong tương lai không phải lo tên con mình bị “đụng hàng”. Và năm ngoái, AI “giám khảo hoa hậu sắc đẹp” đầu tiên đã được ra đời.

Cỗ máy lựa chọn những gương mặt mà nó cho là sáng của nhất
Cỗ máy lựa chọn những gương mặt mà nó cho là "sáng của" nhất

Và, mới đây đã có một ứng dụng nữa của AI sẽ được những nhân viên lười nhác trên toàn thế giới ca tụng – một phần mềm nhận diện khuôn mặt được tích hợp công nghệ deep learning có khả năng che giấu việc mà bạn đang làm trên màn hình mỗi khi “sếp” bạn ghé thăm.

“Tôi cảm thấy rất ngại ngùng mỗi khi ‘sếp’ mình bỗng dung xuất hiện ở đằng sau,” Hiroki Nakayama, bộ não phát minh ra phần mềm này, chia sẻ trong một bài viết của mình. “Dĩ nhiên, tôi có thể chuyển đổi sang desktop một cách nhanh chóng, tuy nhiên những hành vi như vậy thường gây nghi ngờ, và đôi khi ta cũng chẳng biết họ ‘luồn’ ra sau lưng ta khi nào. Vì vậy, để tránh bị nghi ngờ, tôi đã tạo ra một hệ thống tự động nhận diện được sự hiện diện của ông ta và tự động ‘giấu’ màn hình của tôi đi.”

Để luyện tập cho hệ thống này, Nakayama giúp nó làm quen với gương mặt của ông sếp bằng cách cho nó xem hàng loạt hình ảnh. Sau đó, anh gắn một chiếc webcam hướng tới bàn làm việc của sếp và cách nó khoảng 12 mét. Ông này có thể đi hết khoảng cách đó chỉ trong 5 giây, Nakayama cho biết, vì vậy hệ thống không có nhiều thời gian để “câu giờ” mà phải hành động ngay.

Nakayama miêu tả hệ thống của mình – mà anh lấy tên là “Cảm biến sếp” – trong một bài viết chi tiết trên trang cá nhân, từ chiếc webcam anh dùng và phần mềm anh tạo ra dùng để ghi lại và xử lý hình ảnh của ông sếp kia. Nakayama sử dụng OpenCV - một thư viện mã nguồn mở hàng đầu cho thị giác máy tính, để nhận diện khuôn mặt và thư viện mã nguồn khác có tên Keras để tự mình xây dựng một mạng nơ-ron tích chập (convolution neural network) có thể nhận dạng được chính gương mặt của sếp mình.

Một khi CNN thấy được mặt của ông này, một hình chứa đầy những đoạn code – Nakayama là một lập trình viên mà, sẽ xuất hiện trên màn hình, sẽ khiến sếp tưởng anh là một nhân viên chăm chỉ, trong khi anh đang chẳng làm gì cả.

Nakayama cũng đã chia sẻ mã nguồn của mình lên trang GitHub để cho những “kẻ lười biếng” khác tự chỉnh sửa sao cho phù hợp với công việc của mình.

Theo Tuấn Hưng

Cùng chuyên mục
XEM