Hành trình trở thành một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới của Nike

21/05/2022 16:42 PM | Kinh doanh

Nike là một trong những thương hiệu đa quốc gia tỷ đô của Mỹ nổi tiếng nhất trong làng thể thao thế giới hiện nay tuy nhiên hãng thể thao từng có xuất phát điểm vô cùng “khiêm tốn”.

Ngày nay, Nike là đối thủ "nặng ký" của hai tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng khác của Mỹ sản xuất đồ thể thao là Puma và Adidas. Mặc dù cả hai thương hiệu này lâu đời hơn Nike nhưng Nike có giá trị tài sản ròng khoảng 35 tỷ USD, nhiều hơn cả Puma hay Adidas. Thêm vào đó, thương hiệu này "nắm trong tay" các sản phẩm có mặt ở hầu hết các môn thể thao được chơi chuyên nghiệp trên toàn cầu: từ giày thể thao, đến quần áo, phụ kiện, thiết bị và dịch vụ.

Hành trình trở thành một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới của Nike - Ảnh 1.

Một sự khởi đầu khiêm tốn

Cuộc hành trình của công ty thể thao bắt đầu vào năm 1962 với người đồng sáng lập Phil Knight. Thời điểm đó, Nike chưa phải là tên của công ty. Năm 1962, Phil vừa tốt nghiệp Đại học Stanford và tìm cách khẳng định bản thân. Vốn là một vận động viên thể thao chạy cư ly, vì vậy, Phil có hiểu biết kha khá về giày thể thao. Và đó chính là nền tảng để Phil khởi nghiệp trong lĩnh vực giày thể thao.

Hành trình trở thành một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới của Nike - Ảnh 2.

Phil Knight

Tốt nghiệp ngành kinh doanh, Phil muốn theo đuổi sự nghiệp doanh nhân nhưng không có nhiều mối quan hệ. Thời điểm đó, xuất phát điểm từ một suy nghĩ, nếu máy ảnh Nhật Bản có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tương xứng với máy ảnh Đức tại thị trường Mỹ, thì giày Nhật Bản cũng vậy, ông đã đi du lịch đến Nhật Bản. Ở đây, Phil tìm kiếm một thương hiệu giày tốt để có thể giúp ông biến giấc mơ kinh doanh của mình thật sự thật. Cuối cùng, ở Kobe, Nhật Bản, ông đã tìm thấy cửa hàng giày của Onitsuka Tiger và biết rằng, mình sẽ hợp tác với thương hiệu này. Và Phil ngay lập tức cũng nghĩ ra cái tên 'Blue Ribbon Sport', giới thiệu bản thân là một nhà phân phối giày của Mỹ. Điều này giúp ông có được một thoả thuận với nhãn giày Nhật Bản.

Hành trình tạo nên thương hiệu giày thể thao hàng đầu tại Mỹ

Tiếp theo là thách thức tăng quy mô kinh doanh và phổ biến những đôi giày Nhật Bản ở Mỹ. Puma và Adidas đã đạt được doanh thu ấn tượng ở Mỹ vào thời điểm này. Phil hiểu rằng ông cần sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia để thành lập một doanh nghiệp lớn ở Mỹ. Và ông đã liên hệ với huấn luyện viên của mình tại Đại học Oregon, Bill Bowerman.

Phil nhận thức rõ về sự nổi tiếng của huấn luyện viên cũ của mình ở Mỹ với tư cách là huấn luyện viên cũng là một vận động viên của Thế vận hội và ông đã sử dụng sự nổi tiếng này để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Phil đã thành công thuyết phục sự chú ý của Bill Bowerman trong nỗ lực kinh doanh này và cả hai đều đầu tư 500 USD mỗi người để khởi nghiệp.

Huấn luyện viên Bowerman, người từ lâu tin rằng giày Đức, mặc dù tốt nhất trên thị trường, không có gì quá đặc biệt để có thể nhân rộng hoặc thậm chí cải tiến, đã ủng hộ việc mạo hiểm của Knight, tham gia vào một thỏa thuận kinh doanh 50-50 để sở hữu công ty mới của họ, Blue Ribbon Sports (BRS), được thành lập tại Eugene, Oregon, vào ngày 25/1/1964.

Trong một năm, họ đã đạt được doanh thu bán hàng là 8.000 USD; Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, doanh thu bán giày đã tăng hơn gấp đôi, 20.000 USD. Bill Bowerman quả thật là sự lựa chọn hoàn hảo của Phil với vai trò là một một đối tác kinh doanh. Doanh số bán hàng tăng theo cấp số nhân là kết quả của việc Bill tiếp cận thị trường và thế giới thể thao.

Bill Bowerman quả thật có rất nhiều "mánh khoé". Ông biết mình phải làm thêm điều gì đó để biến BRS trở nên lớn mạnh. Năm 1965, ông viết một cuốn sách về sự cần thiết và lợi ích của việc chạy bộ. Điều này đã giúp tăng doanh số bán giày BRS dành cho chạy bộ và chạy bộ. Với những ý tưởng tuyệt vời của Bill, 'Cortez' đã được tung ra thị trường dòng quần áo thể thao chính thống. Ông cũng liên tục gửi yêu cầu đến Onitsuka Tiger để linh hoạt trong quá trình sản xuất giày.

"Tự cung tự cấp"

Khi giày chạy bộ trở thành một xu hướng phổ biến với cuốn sách của Bill về chạy bộ, nhu cầu về giày BRS đã tăng lên. Có thời điểm, cầu cao đến mức vượt cung. Phil Knight và Bill Bowerman cũng nhận ra rằng Onitsuka Tiger chỉ gửi giày thể thao sau khi phục vụ đủ nhu cầu của người Nhật ở trong nước.

Cùng với đó vào năm 1965, Bowerman luôn sáng tạo, đã đưa ra một ý tưởng một mẫu giày mới cho công ty giày Tiger. Mẫu giày giúp phù hợp cho người chạy bộ với phần lót trong có đệm, cao su xốp mềm ở bàn chân trước và trên cùng của gót, cao su xốp cứng trong phần giữa của gót và đế ngoài bằng cao su chắc chắn.

Thiết kế này hóa ra vừa là thành công lớn vừa là nguồn gốc của xung đột giữa Blue Ribbon và nhà cung cấp Nhật Bản. Được mệnh danh là Tiger Cortez, chiếc giày đã ra mắt vào năm 1967 và trở thành một cú hit ngay lập tức nhờ thiết kế thoải mái, chắc chắn và phong cách.

Tuy nhiên, vào khoảng thời gian thành công của mẫu giày mới, mối quan hệ giữa Blue Ribbon và Tiger đã trở nên tồi tệ. Knight tuyên bố, công ty Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi thỏa thuận độc quyền với Blue Ribbon. Trong khi đó, Tiger lại đưa thông báo, đã phát hiện ra Blue Ribbon Sports bán phiên bản Tiger Cortez của riêng họ dưới một dòng giày mới mà họ gọi là "Nike".

Vì vậy, cả hai nhà sáng lập của BRS đã quyết định chấm dứt quan hệ phân phối giày thể thao và tự sản xuất. Đây cũng là thời điểm hợp đồng giữa Phil và Onitsuka Tiger cũng sắp hết hạn. Đến năm 1971, cả hai đã tự sản xuất giày thay vì chỉ là nhà phân phối. Năm 1972, khi thế vận hội Munich được tổ chức, những người đồng sáng lập hãng giày nhận ra rằng đây là thời điểm hoàn hảo để đưa thương hiệu giày thể thao của mình trở nên lớn mạnh.

Hành trình trở thành một trong những hãng giày thể thao lớn nhất thế giới của Nike - Ảnh 3.

Logo Nike (website nike.com)

Mặc khác, thời điểm này, công ty cũng đã đủ điều kiện để tuyển dụng giám đốc kinh doanh và các nhân viên khác. Cuối cùng, Nike đã được ra mắt, và ý tưởng về cái tên này được mượn từ thần thoại Hy Lạp. Khẩu hiệu của 'Just Do It' truyền cảm hứng và đơn giản đến mức nó càng trở nên phổ biến hơn. Knight và Bowerman đã thuê một sinh viên thiết kế đồ họa để thiết kế logo với giá chỉ 35 USD.

Sau khi ra đời vào ngày 30/5/1971, Nike, Inc. tiếp tục nối tiếp những thành công của Blue Ribbon Sports, đầu tiên là sự bùng nổ của mẫu giày Tiger Cortez và sau đó là thiết kế đế "Waffle" sáng tạo của Bowerman.

Mẫu giày này là một thành công lớn của Nike, là mẫu giày đầu tiên giúp Nike duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong những ngày đầu thành lập, đỉnh điểm là sự kiện IPO vào năm 1980. Với sự kiện IPO này, Phil Knight ngay lập tức trở thành triệu phú với số cổ phiếu trị giá 178 triệu USD.

(Theo The Richest, Forbes, TheStreet)

An Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM