Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa "xe lu" và ông bầu hay phát ngôn "gây bão"?

10/10/2022 14:11 PM | Kinh doanh

Bầu Đức đặt mục tiêu công suất 1 triệu con heo xuất chuồng ngay trong năm sau. Trong khi đến năm 2025, con số của Hòa Phát vẫn chưa chạm ngưỡng mục tiêu này với 750.000 con heo ra thị trường.

Nông nghiệp Hòa Phát hồi sinh lãi khiêm tốn sau thời kỳ lao dốc

Tại Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần phát triển chăn nuôi Hoà Phát ra đời năm 2015 là thành viên đảm nhận vai trò cung cấp heo giống và heo thịt chất lượng cao cho thị trường. Trong mảng này, Hòa Phát tập trung cung cấp heo họa bì, heo giống 3M thương phẩm, heo thịt 3M với nhiều trang trại tại Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Bình Phước.

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 1.

Trang trại nuôi heo của Hòa Phát

Năm 2018, đơn vị này bắt đầu cung cấp heo giống ra thị trường, nhưng có thể vì chưa sở hữu lợi thế về hệ thống tiêu thụ tại các siêu thị như nhiều đối thủ khác, nên khay thịt heo mang thương hiệu Hòa Phát chưa được đến tay người tiêu dùng một cách phổ biến.

Ở miền Bắc, thịt heo Hòa Phát được bán sỉ cho các đối tác lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận. Tại phía Nam, thịt heo Hòa Phát được phân phối tại các chuỗi cửa hàng Hà Hiền, hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Năm 2021, Hòa Phát đã đầu tư mở rộng chăn nuôi heo tại một số địa phương, sản lượng năm ước đạt gần 450.000 con. 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng heo tiêu thụ các loại đạt gần 200.000 con heo thịt thương phẩm, heo giống… cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến năm 2025, Công ty đặt mục tiêu đạt 25.000 con heo nái sinh sản và hàng năm cung cấp ra thị trường 750.000 con heo thịt thương phẩm.

Đến cuối 2021, Hòa Phát đã đầu tư cho chăn nuôi, cung cấp heo giống, heo thịt tổng cộng 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ.

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo thường niên Hòa Phát 2021

Do hạn chế về số liệu chi tiết của từng mảng riêng lẻ như bò, heo, gà, trứng gà, trong cơ cấu doanh thu, giá vốn của Hòa Phát nên không thể đánh giá được hiệu quả việc chăn nuôi heo của doanh nghiệp này thông qua số liệu.

Chỉ biết, từ Q4/2019 đến Q2/2021, mảng nông nghiệp Hòa Phát tăng trưởng mạnh mẽ khi đều đặn lãi 400 tỷ mỗi quý, trở thành ngành chiếm tỷ trọng doanh thu thứ 2 sau ngành cốt lõi là ngành thép.

Nhưng từ Q3/2021 đến Q2/2022, tỷ suất lợi nhuận của nông nghiệp Hòa Phát bắt đầu lao dốc. Q4/2021 mảng này lỗ kỷ lục đến hơn trăm tỷ, đến Q2 năm nay bắt đầu có lãi trở lại nhưng ở mức rất khiêm tốn, chỉ đạt 21 tỷ, trong khi doanh thu đạt gần 1.700 tỷ.

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 3.

Hòa Phát đặt mục tiêu 5 năm tới sẽ phát triển doanh thu mảng nông nghiệp gấp đôi năm 2020.

Heo ăn chuối đưa Hoàng Anh Gia Lai sang trang mới

Hành trình nuôi heo của Hoàng Anh Gia Lai cũng bắt đầu thí điểm từ quý 3/2020, nhưng phải một năm sau mảng mới chính thức có đóng góp vào chỉ số kinh doanh cho Tập đoàn của bầu Đức. Sự xuất hiện của “heo ăn chuối” gần đây một lần nữa khiến tham vọng làm nông của HAGL càng thu hút nhiều sự chú ý.

Tính đến tháng 5/2022, HAGL đã hoàn thiện được 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm. Công ty mục tiêu mở rộng công suất lên đến 1 triệu con sang năm 2023.

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 4.

Trang trại nuôi heo của HAGL

Với mô hình một cây - một con, giai đoạn tháng 6,7,8, bầu Đức bỏ túi mỗi ngày trung bình 4 tỷ đồng tiền lời. Luỹ kế 9 tháng 2022, công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ 168.626 con heo thịt, 202.150 tấn chuối (xuất khẩu được 127.866 tấn và tận dụng làm thức ăn chăn nuôi 74.284 tấn).

Kết quả, doanh thu đạt 3.183 tỷ đồng, bao gồm 981 tỷ từ chăn nuôi và 1.707 tỷ cây ăn trái, ngành phụ trợ đóng góp 495 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm theo đó đạt 894 tỷ đồng, bằng 79% kế hoạch cả năm 2022.

Với biểu đồ tăng trưởng mạnh mẽ, bầu Đức tự tin tuyên bố chính thức thoát cửa tử và bước sang trang mới.

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 5.

Ngày 21/8, HAGL đã chính thức ra mắt thương hiệu Bapi – Heo ăn chuối HAGL và cửa hàng BapiMart tại Đà Nẵng. Sang tháng 9, Công ty tiếp tục ra mắt thương hiệu tại Tp.HCM và mô hình cửa hàng BapiFood. Hiện tượng "cháy hàng" đã xảy ra tại một số siêu thị ngay từ ngày đầu lên kệ.

Theo kế hoạch tháng 10 tới, HAGL sẽ ra mắt Bapi - Heo ăn chuối tại Hà Nội. Cuối năm 2022, HAGL sẽ mở khoảng 200 cửa hàng và tăng lên 1.000 cửa hàng đến cuối năm 2023 (bao gồm mô hình nhượng quyền).

Hành trình nuôi heo của tỷ phú Trần Đình Long và bầu Đức: Đâu là khác biệt giữa xe lu và ông bầu hay phát ngôn gây bão? - Ảnh 6.

Nhìn chung, với tốc độ tăng trưởng cũng như mục tiêu công suất 1 triệu con heo ra thị trường vào năm 2023, trong khi mục tiêu của Hòa Phát đến năm 2025 vẫn chưa đạt đến con số này, phần thắng thế đang nghiêng về phía "heo ăn chuối" nhiều hơn ở phương diện tạo ra hiệu ứng và kỳ vọng.

Theo Nhuận Hoa

Cùng chuyên mục
XEM