Hai thái cực 'giết chết' tiền đồ của bạn ở nơi công sở: Hoặc sợ sếp, hoặc tự tin thái quá

05/05/2020 10:15 AM | Sống

Những người có trình độ và năng lực thấp luôn nhìn thấy cái khó của vấn đề, phức tạp hóa nó và bỏ cuộc nhưng người năng lực cao sẽ thực hiện từng bước phân tích, tìm ra cái cốt lõi của vấn đề và đơn giản hóa vấn đề.

-01-
Kịp thời phản ánh tình hình và luôn luôn thấu hiểu

Ở nơi làm việc, không ít người đối xử với bản thân như một tội phạm và luôn tìm mọi cách né tránh ánh mắt của ông chủ và các đồng nghiệp khác. Bạn càng làm như thế, bạn càng không biết người khác đang làm gì, công việc đang tiến triển đến đâu. Khi đồng nghiệp bàn bạc cách thức xử lý vấn đề thì bạn lại không hiểu. Điều này dẫn đến hiệu suất làm việc của bạn kém.

Nhiều người trẻ vừa mới bước vào môi trường công sở có một nỗi sợ mang tên "Sợ cấp trên" từ lúc nào không biết. Trong tâm lý, bạn sợ làm sai, sợ bị mắng nên cố không chạm mặt sếp càng nhiều càng tốt. Bạn trở nên khó hòa nhập vào tập thể và sợ nhất các cuộc họp. Bạn thường lấy cớ này nọ để có thể né các cuộc họp. Nhưng bạn càng trốn thoát, bạn sẽ càng sợ hơn.

Nam, bạn của tôi là một ví dụ. Khi Nam còn đi học, anh ta sống khá hướng nội. Nam không có can đảm bắt chuyện với người khác khi giao tiếp. Rồi anh ấy tốt nghiệp đại học và trúng tuyển vào công ty. Khi mới vào công ty, anh nói chuyện lắp bắp và run rẩy, điều khó chịu nhất với anh ta là nói chuyện trực tiếp và một mình với lãnh đạo. Dù đó chỉ là một cuộc họp bình thường, anh ta hồn vía lên mây, tinh thần hoảng loạn vì không biết nói gì. Anh cho rằng thái độ thận trọng như vậy sẽ không phạm sai lầm. Nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn, anh lại càng phạm sai lầm, nói năng loạn xạ, suýt gây ra những tổn thất không thể khắc phục cho công ty.

Hai thái cực giết chết tiền đồ của bạn ở nơi công sở: Hoặc sợ sếp, hoặc tự tin thái quá  - Ảnh 1.

Trước đây, sếp đã giao cho anh ta thực hiện nghiên cứu thị trường và phát triển dự án mới, yêu cầu dữ liệu phải được trình bày vào một tuần sau đó. Ban đầu, điều này không quá khó, nhưng có một chút rắc rối. Vì bạn tôi là người mới nên anh này được cho rằng không đủ kỹ năng. Sau khi suy nghĩ 4-5 ngày, anh ta quyết định không làm gì cả. Muốn hỏi đồng nghiệp nhưng anh sợ người khác không có thời gian hướng dẫn. Hỏi sếp càng khó hơn vì anh ta không đủ can đảm nên anh ta chỉ có thể đi về vị trí làm việc.

Cuối cùng, nhà lãnh đạo nhớ và tình cờ hỏi về tiến độ. Anh ta đáp như tạt nước lạnh vào mặt sếp rằng: "Dạ em vẫn còn đang nghĩ nên làm gì". May mắn thay, cuối cùng, một người trợ giúp đã được sắp xếp để lấp lỗ hổng kịp thời. Một ngày trước deadline, vấn đề đã được giải quyết thành công. 

Bạn tôi cũng đã đưa ra một bài học đáng nhớ cho mình: Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, hãy nhớ trình bày thông tin trôi chảy với sếp của bạn, chỗ nào chưa hiểu thì suy nghĩ trước và thảo luận với cấp trên.

Hãy giao tiếp để hiểu rõ vấn đề hơn. Bạn không giao tiếp với người khác thì làm sao họ biết bạn cần gì, công việc tiến triển theo hướng nào, tình hình có bất lợi cho công ty không. Hãy cố gắng trình bày cho rõ ràng, ngay cả khi điều này làm bạn mất mặt, điều đó vẫn tốt hơn là phạm sai lầm.

Có một sự thật là một người không thể giải quyết được hết tất cả công việc, mà cần sự góp sức của nhiều người.  Những người dễ bị loại bỏ ở nơi làm việc là những người thích làm việc sau cánh cửa đóng kín, không thấy mặt cấp trên càng nhiều càng tốt và không muốn dấn thân vào "đường đua" của tập thể. Nhưng, bạn càng né tránh thì sếp không thể đoán được sự tiến bộ và ý tưởng của bạn đến đâu, vì vậy ấn tượng của sếp dành cho bạn sẽ không còn nữa và ánh mắt sếp sẽ chuyển hướng sang đồng nghiệp khác. Điều này sẽ bất lợi cho sự thăng tiến của bạn sau này.

Hai thái cực giết chết tiền đồ của bạn ở nơi công sở: Hoặc sợ sếp, hoặc tự tin thái quá  - Ảnh 2.

-02-
Cách giải quyết vấn đề: Phân tích và tìm ra cái cốt lõi của vấn đề

Có một câu nói: Những người thành công đang tìm cách giải quyết vấn đề trong khi những người thất bại đang tìm lý do né tránh. 

Đây cũng là lý do lớn nhất khiến cho khoảng cách giữa bạn vá những ngườu ưu tú hơn càng ngày càng cách xa nhau. Bạn chỉ biết những gì bạn cần làm, nhưng bạn có biết tại sao ông chủ của bạn muốn bạn làm điều đó không?

Nhiều người rất bận rộn nhưng cuối cùng, họ vẫn lạc lõng ở nơi làm việc vì họ thua những đồng nghiệp làm việc vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận như bạn.

Có một thực tập sinh trong công ty đã cho tôi để lại ấn tượng sâu sắc. Trước đây, tôi đã chỉ trích cô ấy vì một số sai lầm phổ biến trong công việc. Tôi nghĩ cô ấy sẽ giống như những thực tập sinh khác. Lần đầu tiên cô xin lỗi và nói với tôi rằng cô sẽ làm tốt hơn.

Thật bất ngờ, ngay lập tức cô lấy ra một cuốn sách và vừa ghi chép vừa bàn bạc với tôi làm thế nào để giải quyết vấn đề này, liệu có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề này hay không và viết ra những ý tưởng của riêng mình, sau đó dán lên bàn làm việc làm việc của mình như để nhắc nhở bản thân.

Kết quả là cô không chỉ giải quyét được vấn đề cô đả cam kết mà còn khắc phục sự cố trong vòng chưa đầy hai tháng. Bây giờ cô ấy đã là một giám sát viên bộ phận, quản lý và lương của cô cũng tăng lên nhanh chóng. Muốn đạt được tiến bộ nhanh chóng tại nơi làm việc thực sự rất đơn giản. Đó là hãy tìm hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Sếp không cần một nhân viên có khả năng rất cao mà sếp thích một nhân viên luôn hiểu được những gì sếp muốn. Bạn không chỉ cần có khả năng và sự nhiệt tình để có thể nhận việc  bất cứ lúc nào, mà bạn còn phải học cách phân tích cốt lõi của vấn đề, hiểu lý do tại sao công việc này cần bạn và vị trí của bạn đang ở đâu.

Những người có trình độ và năng lực thấp luôn nhìn thấy cái khó của vấn đề, phức tạp hóa nó và bỏ cuộc nhưng người năng lực cao sẽ thực hiện từng bước phân tích, tìm ra cái cốt lõi của vấn đề và đơn giản hóa vấn đề.

Để làm điều này thực sự không đơn giản, bạn phải có khả năng thoát ra khỏi tư duy hạn hẹp và thiển cận của mình và suy nghĩ dưới nhiều góc độ khác nhau.

Những người làm việc như một cỗ máy ở nơi làm việc và chưa bao giờ hỏi tại sao sẽ làm việc rất mệt mỏi nhưng lại không kiếm được nhiều tiền, đó là vì họ không hiểu điều này.

Hai thái cực giết chết tiền đồ của bạn ở nơi công sở: Hoặc sợ sếp, hoặc tự tin thái quá  - Ảnh 3.

-03-
Tự tin thái quá sẽ giết chết tiền đồ của bạn

Tự phụ là một thói quen khủng khiếp, nhưng có thứ còn kinh khủng hơn tự phụ là bạn tự tin quá mức về bản thân mình. Hầu hết những người xung quanh bạn sẽ có một điểm chung: Khi đi làm, người đó luôn nghĩ mình không thể làm gì và phàn nàn với đồng nghiệp. Nhưng một khi đồng nghiệp rời đi, người đó lại tự tin rằng chẳng có gì người đó không làm được.

Mọi người sẽ luôn chọn tâm lý có lợi nhất cho họ trong các môi trường khác nhau. Họ im lặng, tránh khoa trương để không tự mình giết mình trong vài trường hợp khẩn cấp. Đây là một bản năng giúp họ tìm kiếm lợi ích, tránh tổn hại và đó là điều dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng bản chất vấn đề này. Việc hiểu sai và sử dụng không đúng cách đồng nghĩa với việc tự đánh bại bản thân.

Có một bài viết về thất bại trong kinh doanh trên Internet của tác giả Shival Gupta. Lúc đầu, Shival hoàn toàn tự tin vào các sản phẩm của mình và nhóm mình. Ông đã phát minh ra một cách đọc mới đó là chuyển đổi văn bản đọc thành video để tạo điều kiện cho những người không quen "đọc tĩnh" có trải nghiệm tốt hơn.

Trong tháng đầu tiên ra mắt sản phẩm, cơ sở dữ liệu về người dùng của họ đã tăng trưởng tốt. Nhưng cuối cùng, họ vẫn không thể trụ  được ba tháng, vì hầu hết mọi người đều quen đọc văn bản. Số lượng người dùng thực sự rất hạn chế. Ngoài ra, số lượng bài viết không nhiều và cuối cùng không thể tạo ra lợi nhuận.

Ở đầu bài viết, Shival Gupta đã tóm tắt thất bại của mình bằng một câu: "Trước cuộc đua, hãy thử chiếc xe trước đã, nhưng tôi đã bỏ qua câu này, thậm chí hoàn toàn hiểu sai về nó và đã trả giá."

Bất kì ai cũng sẽ cảm thấy công việc nào đó dễ dàng, làm tí là xong ngay. Nhưng điều trực giác cảm nhận không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi, thiếu kinh nghiệm cộng thêm ảo tưởng bản thân là nguồn gốc của những sai lầm.

Bạn không phải là một chuyên gia.

Kiến thức bạn có rất hạn chế, nghiên cứu thị trường bạn làm chưa có hệ thống và dữ liệu bạn thu thập có thể đã cũ.

Do đó, trước khi bạn có thể giải thích cho người khác trong khoảng 60 giây, bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kĩ trước đã. Tiền đề của sự tự tin chính là bạn có kiến ​​thức chính xác và hiểu biết toàn diện về vấn đề này hơn ai hết. Bạn biết vấn đề nằm ở đâu, sự cố nào sẽ xảy ra và nguyên nhân gốc rễ của việc giải quyết những vấn đề này.

Ở nơi làm việc, những người như thế này là những người đáng sợ nhất. "Tôi nghĩ rằng tôi có thể làm được nhưng khi bắt tay thực hiện, thực tế rất khác với những gì tôi nghĩ." Vì những sai lầm và ảo tưởng của một người nên toàn bộ quy trình không thể được thực hiện.

Một điều bạn cần nhỗ, đó là: sự tự tin của một người có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác và sự tự tin của bạn cũng có thể là cơ hội kiếm tiền cho người khác.

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM