Hai bằng đại học cũng có thể bị đuổi việc: Học giỏi nhưng chưa chắc làm việc đã giỏi

29/03/2018 09:05 AM | Sống

Một khi đã bước chân vào công ty, trình độ có hay không không quan trọng, quan trọng là thái độ ra sao.

Lướt qua một vòng diễn đàn kín, nơi dành cho những nhân viên công sở có thể xả stress, tôi vô tình đọc được một bài viết than thở của cô đồng nghiệp.

Cô bạn đồng nghiệp này tôi cũng biết khá rõ vì cô ấy sở hữu một khuôn mặt thanh tú, ưa nhìn, đi đến đâu đều được nhiều chàng trai để ý và cũng đã làm việc ở công ty được 3 năm rồi. Tôi và cô ấy cùng vào một đợt với nhau, cô ấy thậm chí còn lọt top những người có đầu vào tốt nhất, 2 bằng đại học đều loại giỏi, biết 2 ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ đủ cả.

Hiện tại, tôi cũng đã được thăng chức là quản lý một bộ phận, còn cô ấy vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Mà không chỉ có tôi, những đồng nghiệp đến sau cũng lần lượt có được cơ hội thăng tiến trong công việc.

Tình trạng hiện tại của cô ấy: 3 năm làm việc, không được thăng chức, không được tăng lương nhiều, có nguy cơ bị sa thải.

Hai bằng đại học cũng có thể bị đuổi việc: Học giỏi nhưng chưa chắc làm việc đã giỏi - Ảnh 1.

Cô ấy viết trên diễn đàn:

"Xin chào, tôi là nhân viên thuộc Công ty X. Hiện giờ, tôi cảm thấy rất mệt mỏi về công việc của mình. Nhưng tôi chẳng biết than thở với ai nên tôi đành viết mấy dòng chia sẻ về tình trạng của mình, mong được mọi người cảm thông.

Tôi, 26 tuổi, 3 năm làm việc, không được thăng chức, cũng không có nhiều cơ hội được sếp cho tăng lương, và có thể bị sa thải nay mai. Tôi luôn hoàn thành mọi công việc được giao nhưng tôi không hiểu vì sao công ty lại không giữ chân một nhân viên như tôi.

Trong khi đó, một nhân viên vào sau tôi một năm rưỡi, hiện đã được thăng chức, trở thành người phụ trách của bộ phận tôi đang làm. Tôi thật sự ấm ức và khó chịu, không hiểu tại sao sếp của tôi lại thiên vị đến vậy. Tôi nghĩ rằng chắc chắn là có uẩn khúc hoặc bí mật nào đó mà tôi không biết."

Tất nhiên, chẳng thiếu những bình luận an ủi, khuyên nhủ cô ấy rằng công ty này không biết trọng người tài. Nhưng chắc chắn, phía sau câu chuyện của cô ấy còn nhiều điều cả họ, cả tôi còn chưa được xác nhận.

Còn riêng tôi, sau khi biết được câu chuyện này, tôi đã đi tìm hiểu ngọn ngành, bởi nếu đúng là sự thật như vậy, tôi cũng thật tiếc nếu một nhân tài như cô ấy lại phải rời bỏ công ty trong thời điểm công ty nào cũng cần chiêu mộ người giỏi như bây giờ.

Tất nhiên, sau khi tìm hiểu câu chuyện và cũng muốn giúp đỡ đồng nghiệp của mình ở lại, tôi đã có một câu trả lời mà tôi nghĩ ai nghe xong cũng gật đầu đồng ý mà thôi. 

Hai bằng đại học cũng có thể bị đuổi việc: Học giỏi nhưng chưa chắc làm việc đã giỏi - Ảnh 2.

Tôi tạm gọi cô bạn đồng nghiệp đang than thở kia là cô A, còn cô gái vào sau được thăng chức là cô B. Tôi sẽ đặt hai cô vào cùng một tình huống như sau:  

Sau khi cả hai người đều được sếp giao nhiệm vụ là email cho đối tác hỏi khi nào bên họ có thể kí hợp đồng làm ăn thì cô A trả lời rằng họ đang cân nhắc, ít nhất là tuần sau có câu trả lời, còn cụ thể ra sao họ sẽ email lại.

Còn cô B: "Họ nói họ đang cân nhắc nên tôi hỏi tại sao lại cân nhắc, có phải vấn đề tài chính không. Họ nói vì công ty họ mới thành lập, ngân sách chưa đủ, mà nếu lần này hợp đồng kí thành công với bên chúng ta thì đó sẽ là cơ hội rất lớn với họ. 

Họ rất vui khi được bên chúng ta chọn là đối tác lần này nhưng vì vấn đề tài chính nên họ cân nhắc. Vì thế, tôi đã nói với họ nếu tôi đề xuất được bên ta có thể hỗ trợ họ 1/5 thì 2h chiều mai, họ có thể cử người đến kí hợp đồng với bên mình được không. Tôi nhận thấy đây là một công ty mới khởi nghiệp nhưng rất có tiềm năng. Liệu không biết ngài có đồng ý với đề xuất của tôi hay không vì tôi thấy rằng ngài cũng rất trân trọng đối tác lần này?"

Chắc hẳn, sau khi đọc xong câu chuyện của tôi, các bạn đã hình dung được lý do vì sao cô A không được trọng dụng và có nguy cơ thất nghiệp. Câu chuyện trên cũng không phải tôi nghĩ ra mà đó chính là tình huống mà Giám đốc của chúng tôi đã thử thách cả hai cô gái.

Hai bằng đại học cũng có thể bị đuổi việc: Học giỏi nhưng chưa chắc làm việc đã giỏi - Ảnh 3.

Tôi hi vọng là cô bạn đồng nghiệp của tôi sẽ đọc được bài viết này và tỉnh ngộ. Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có thể làm được những việc quan trọng, mà đều phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, bình thường nhất. 

Đã chọn con đường trở thành một người làm công thì dù ở đâu cũng hãy vận dụng hết tài năng, tâm huyết, để hái được trái ngọt. Kì tích được tạo nên hay không, là do bàn tay mình, chứ không phải do bàn tay của người khác nhúng vào.

Bất kì một tổ chức nào cũng rất cần và tôn trọng những cá nhân có trách nhiệm, chủ động và linh hoạt trong công việc. Nhân viên giỏi là những người không thụ động, bởi họ luôn tự mình tìm hiểu công việc mình cần làm trước khi được yêu cầu.

V.D

Cùng chuyên mục
XEM