Giám đốc Lendtop - Moneycat: Nếu dịch vụ vay ngang hàng phổ biến, sẽ không ai phải đi vay tín dụng đen
Hiện nay có hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều người dân đang bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống – nhất là ở vùng sâu vùng xa. Ở các nước phát triển, khi dịch vụ vay ngang hàng trở nên phổ biến, đã góp phần rất lớn hạn chế người dân vay vốn từ các cá nhân tổ chức bất hợp pháp. Ngoài ra, nó còn khiến ngành ngân hàng quan tâm tới phân khúc bình dân hơn.
Đầu tháng 9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 100/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng và trình Chính phủ trong quý IV/2021.
Sắp tới đây, khi cơ chế thử nghiệm (sandbox) này ra mắt, ngành Fintech nói chung và P2P lending nói riêng sẽ có những tác động như thế nào? Để trả lời cho về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc công ty Lendtop, chủ sở hữu nền tảng MoneyCat – bà Natalia Kovalenko.
MoneyCat (đang được thử nghiệm bởi Lendtop) hiện là nền tảng tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính trực tuyến 24/7 và là một phần của cấu trúc tài chính lớn hoạt động tại Việt Nam, Philippines và Nga. Theo đó, MoneyCat đang hướng đến mục tiêu đồng hành và cùng khách hàng phát triển tín dụng cá nhân của họ, giúp họ từ trạng thái một người đi vay chưa có lịch sử tín dụng phát triển trở thành trạng thái một người đi vay tiềm năng cho các ngân hàng.
Theo bà, quy định sandbox cho các công ty P2P nên có những điều khoản cụ thể như thế nào?
Như báo chí có đưa tin, dự kiến cuối tháng 12/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức ban hành cơ chế pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực fintech (sandbox) - P2P lending (vay ngang hàng) cũng sẽ là một trong những hoạt động fintech nằm trong quy định này.
Theo quan điểm của một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực P2P lending này, ngoài các điều kiện về đăng ký mô hình hoạt động, tôi cho rằng: khung pháp lý thử nghiệm cho P2P lending nên có một số biện pháp ràng buộc trách nhiệm cho người cho vay như dưới đây.
Đầu tiên, người cho vay cần có thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện cho vay cho người đi vay trước, khi ký kết hợp đồng dưới hình thức rõ ràng, không được thu phí trả trước cho khoản vay.
Thứ hai, kiểm tra lịch sử tín dụng của người đi vay trước khi giải ngân khoản vay, để đảm bảo người đi vay có khả năng thanh toán.
Thứ ba, được phép báo cáo vào Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) về các khoản vay đã phát hành.
Bà Natalia Kovalenko -Giám đốc công ty Lendtop, chủ sở hữu nền tảng MoneyCat.
Thứ tư, xác định tổng số tiền cần thanh toán trong những trường hợp vay quá hạn. Quy định về lộ trình từng bước cho lãi suất vay (~1% - 2.5%). Xác định cụ thể số tiền hoàn trả tối đa cho mỗi khoản vay. Phí phạt tối đa trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Cuối cùng, cần có các tiêu chuẩn giao tiếp với khách hàng như kênh giao tiếp, cách giao tiếp và thời gian giao tiếp. Và đặc biệt là sự tham gia giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy sự xuất hiện của sandbox sẽ có lợi ích như thế nào tới các công ty fintech, cụ thể là ngành P2P?
Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho ngành P2P, do đó các công ty chân chính hoạt động trong lĩnh vực P2P gặp nhiều trở ngại khi hoạt động tại Việt Nam, thường bị nhầm lẫn với các hoạt động tín dụng đen.
Chúng ta cần nhìn nhận rằng: sự phát triển của hình thức vay vi mô P2P là một phần của sự phát triển của hệ thống tài chính. Nếu các dịch vụ P2P có điều kiện để phát triển tốt hơn và tỷ lệ lãi suất giảm thấp hơn, thì hệ thống tài chính cũng sẽ thay đổi, thị trường cho phân khúc khách hàng này sẽ còn rất nhiều dư địa.
Khi đó, các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến phân khúc khách hàng dưới chuẩn này hơn, những người mà trước đây các ngân hàng thường không chú ý đến. Đó là lúc có sự thay đổi trong các sản phẩm tín dụng trong lĩnh vực này.
Chính vì vậy, sự triển khai cơ chế thử nghiệm sandbox sẽ là lời giải đầu tiên cho thị trường vay vi mô, sẽ kích hoạt những thay đổi trên thị trường, đồng thời giúp các công ty hoạt động trong ngành P2P có quy định rõ ràng hơn để hoạt động, giúp việc triển khai các dịch vụ được nhanh chóng và kịp thời với nhu cầu thị trường.
Ở mặt kia, vậy nó sẽ mang tới những lợi ích thực thế nào cho người dân Việt Nam?
Hiện nay có hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều người dân đang bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống, như những người dân sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa…
Các giải pháp tài chính như P2P sẽ là một kênh vay vốn hiệu quả mang tính tiếp cận cao cho người dân chưa có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, dựa trên nền tảng internet.
Thực tế, nếu có sự thay đổi trong cơ chế chính sách cho ngành P2P, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cho vay vi mô có thể có điều kiện phát triển sáng tạo hơn, đa dạng sản phẩm hơn và là một trong những kênh cấp vốn thuận tiện hơn cho người dân.
Điều này sẽ khiến cho các công ty P2P trở nên hấp dẫn hơn với người dân, từ đó thúc đẩy ngành ngân hàng phải thay đổi, linh hoạt các sản phẩm của mình hơn và khiến chúng dễ tiếp cận hơn với mọi người.
Bởi các ngân hàng sẽ muốn mang đến dịch vụ nhiều hơn cho phân khúc khách hàng này và sẽ thay đổi các điều kiện hiện có để đáp ứng được nhu cầu của những người dân bình thường nhất. Từ đó, khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để vay vốn và phát triển doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của mình để hỗ trợ gia đình.
Tại các nước phát triển, P2P lending đã phát triển từ lâu và là kênh phổ cập kiến thức về vay tiêu dùng cho người dân, góp phần hạn chế người dân vay vốn từ các cá nhân tổ chức bất hợp pháp.
Do đó, việc triển khai sandbox sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi của hệ thống tài chính, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, nhiều kênh tiếp cận vốn hơn cho người dân. Đồng thời cũng sẽ góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Bà có thể đưa ra một ví dụ về các quốc gia nơi quy định về P2P đã được đưa ra và kết quả đạt được là gì?
Tôi lấy ví dụ tại đất nước tôi – Nga, hành lang pháp lý cho lĩnh vực P2P đã hoàn thiện. Nước Nga có 76% dân số có tài khoản ngân hàng và 65% dân sử sụng smartphone.
Yêu cầu cho các công ty P2P tại Nga là phải có yêu cầu vốn tối thiểu là 5 triệu rúp (tương đương 1,55 tỷ VNĐ) và là một pháp nhân Nga. Hiện nay, lãi suất cho vay P2P tại Nga là 1%/ngày, tuy nhiên 5 năm trước đó, tỷ lệ lãi suất này đã trải qua nhiều sự điều chỉnh, từng bước từ 2,2% giảm còn 2%, rồi 1,5% và cuối cùng là 1% như hiện nay. 100% các công ty tín dụng vi mô được phép báo cáo vào Trung tâm tín dụng quốc gia (Credit Bureu) tại Nga.
Quy định này giúp làm tăng số lượng các công ty tài chính vi mô lên 1.271 công ty. Điều nay tạo rất nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận nguồn tiền nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Bà đánh giá như thế nào về thị trường vay ngang hàng sau khi có sandbox?
Sandbox sẽ là một công cụ để cơ quan quản lý thích ứng với thị trường, thích ứng với mô hình công nghệ mới P2P này. Do đó, về cơ bản, thị trường vay ngang hàng sau khi có sandbox sẽ không có nhiều thay đổi.
Các doanh nghiệp sẽ cần chờ thêm 1-2 năm sau khi sandbox kết thúc thử nghiệm và chính thức có thêm các quy định điều chỉnh, để có thể hoàn thiện về hành lang pháp lý. Khi đó, tôi tin rằng, thị trường sẽ có sự thay đổi lớn.
Cảm ơn bà vì cuộc trao đổi thú vị này!