Gần 30 tuổi, cuối năm nhìn lại, mới thấy cả một năm đi làm tiết kiệm không bằng mẹ đã về hưu

15/01/2019 15:30 PM | Sống

Cứ tới những ngày cuối năm, chúng ta lại thấy mình đối diện với bản kiểm điểm của bản thân: Chúng ta đã làm được gì trong năm qua, kiếm được bao nhiêu và để dành ra được gì.

Bạn có giống như tôi, khi thời khắc nhìn vào số dư tài khoản cuối năm, đối diện với những gì mình còn lại sau một năm đầu tắt mặt tối, cảm giác như bước lên chuyến tàu lượn cảm xúc. Nói thêm là ngày hôm đó, tôi nhận được “offer” cho một công việc mới trong Sài Gòn với mức lương tháng 1.000 đô-la (đã trừ thuế!), tương đương 23 triệu đồng - một mức tăng đáng kể so với mức lương hiện tại là 15 triệu tại Hà Nội. Thêm 8 triệu đồng mỗi tháng, tôi chắc mẩm cơ hội tiết kiệm mua nhà là ở đây chứ đâu! Cho tới khi tôi kiểm tra số dư tài khoản lương của mình trong năm vừa qua, số dư vỏn vẹn là 34 triệu, tức là mỗi tháng tôi để dành được có 2 triệu 8 trong tổng số 15 triệu tiền lương. Thật không thể tin nổi! Tôi vội vàng “note” nhanh các khoản chi tiêu trong tháng 12 và nhận ra thực tế quá sức phũ phàng.

Gần 30 tuổi, cuối năm nhìn lại, mới thấy cả một năm đi làm tiết kiệm không bằng mẹ đã về hưu - Ảnh 1.

Những khoản chi tiêu tháng cuối năm 2018 khiến tôi gục ngã..

Điều khiến tôi hoảng loạn nhất là rõ ràng tôi không sắm nổi món gì thật sự có giá trị như một chiếc xe máy hay một con điện thoại thời thượng. Cả năm cũng chỉ có chuyến đi Đài Loan 5 ngày chớp nhoáng, chưa kịp hưởng thụ đã lại tức tốc về đi làm cho kịp “deadline”. Bốn phần năm số tiền bay biến rải rác trong những cuộc hẹn hò ăn uống với hội bạn, check-in trong những quán mới sang chảnh, trong những món đồ thiết kế lỗi mốt gần như ngay lập tức hay những cốc trà sữa, những ly Starbucks đã trở thành thói quen mỗi ngày. Mà đó là tôi vẫn đang “ăn bám” bố mẹ, mỗi tháng không phải trả tiền nhà, lo tiền ăn, trả các hóa đơn điện, nước, internet. Vậy thì với mức lương mới tăng thêm 8 triệu, tại một thành phố giá cả sinh hoạt đắt đỏ hơn, nơi để có một chỗ chui ra chui vào với tiện nghi tương đương như cuộc sống ở nhà hiện tại bét ra đã là 5 triệu/tháng, thì liệu tôi còn dành ra được chút nào cho những mục tiêu dài hạn như nhà cửa, xe cộ?

Gần 30 tuổi, cuối năm nhìn lại, mới thấy cả một năm đi làm tiết kiệm không bằng mẹ đã về hưu - Ảnh 2.

Tài sản sau bao năm đi làm của tôi chỉ là... một tủ ngập quần áo

Chúng ta thường chỉ chăm chăm nhắm tới con số tiền lương mà mình sẽ nhận được, thay vì viết ra những khoản chi, nhẩm tính mình có thể chi tiêu số tiền ấy thế nào cho hợp lý. Chúng ta làm việc chăm chỉ và để giải tỏa, chúng ta cũng phóng tay mua sắm, giải trí. Nên ngày cuối năm, thời điểm bạn nhìn vào số dư trong tài khoản lương, đích thực là “the moment of truth” (sự thật đau lòng). Giờ phút bạn nhận ra mình vốn đã chỉ lưu tâm tới những tin nhắn bắt đầu với dấu “+” mỗi ngày đầu tháng, mà bỏ quên những dấu “-” nhỏ mà có võ ra sao.

Giờ phút ấy, tôi chợt nhớ lại mình đã tỏ ra cáu gắt thế nào với những lời càm ràm của mẹ khi thấy phòng tôi chất đống những túi đồ quần áo, mỹ phẩm được các anh shipper tấp nập chuyển đến. Tất cả những món đồ lóng lánh, thơm tho ấy, giờ đây đều trở nên phù phiếm, khiến tôi phải tự hỏi những ngày cắm mặt trong văn phòng tới bảy, tám giờ tối cuối cùng để được gì. Trong khi đó, bố mẹ chỉ với đồng lương hưu vẫn bình thản “cân” cả gia đình, bao gồm cả cô con gái gần 30 tuổi vẫn chưa làm gì được cho đời (mình).

Tôi nghĩ đến những cái nhăn mặt khi nhìn mẹ gấp gọn từng chiếc túi nilon siêu thị thành hình tam giác vuông vắn cho lần sử dụng sau, những cái thở dài khi nghe mẹ nói vanh vách giá một gói mì ở từng siêu thị là bao nhiêu, mua món gì chỗ nào mới là rẻ nhất, hay khi cằn nhằn vì mẹ luôn nhắc bật ứng dụng VinID trên điện thoại để đưa nhân viên thu ngân VinMart trước khi thanh toán còn tích điểm 3%.

Gần 30 tuổi, cuối năm nhìn lại, mới thấy cả một năm đi làm tiết kiệm không bằng mẹ đã về hưu - Ảnh 3.

Tôi chẳng bao giờ hiểu được lý do tại sao mẹ phải tích điểm 3% mỗi lần đi siêu thị

Chẳng phải học hỏi từ “tấm gương” nào xa vời, người mẹ mà chúng ta thường lắc đầu rằng “sao phải khổ thế”, “tính toán thế khó sống lắm” chính là người hùng vĩ đại và thầm lặng nhất mà chúng ta may mắn có được.

Ngày cuối năm kiểm điểm lại “tài chính cá nhân” chợt thấy thương mẹ trào nước mắt. Chợt thấy mẹ cứ “phiền phức” thế nào cũng được, tằn tiện thế nào cũng được chỉ cần mẹ vui là được. Tự hứa năm tới sẽ “làm lại từ đầu”, tạm gác lại kế hoạch “ra riêng” để cắp sổ bút học mẹ cách tiết kiệm chi tiêu.

Và trong những ngày đầu năm mới, tôi đã thực sự, thử một lần tự mò mẫm cài cho được cái ứng dụng VinID mà mình từng bĩu môi mỗi khi mẹ sử dụng, để một lần thử tích điểm, một lần thử dùng mã giảm giá mà tôi từng mỉa mai “vài đồng lẻ giảm cũng như không”, một lần thử mua voucher du lịch thay vì “thích là đi” như năm ngoái, cùng n điều thú vị khác mà chắc chắn tôi chẳng bao giờ biết được nếu không thử. Tôi phát hiện rằng mình CÓ THỂ tiết kiệm và chi tiêu thông minh, bắt đầu từ những điều đơn giản như thế! Tôi, một nhân viên văn phòng bình thường, hiện đang 30 tuổi, tôi làm được, bạn cũng làm được!

Hãy để VinID khiến mỗi trải nghiệm tiêu dùng của bạn trên toàn hệ sinh thái Vingroup đều trở thành niềm vui. Thỏa sức mua sắm và đừng quên tích điểm với ứng dụng VinID. Tết này, hãy “tích điểm VinID, rinh VinFast về nhà” nhé! Xem thêm tại website: https://www.vinid.net/tet2019. Tải app VinID để tham gia chương trình ngay hôm nay tại đây.

A.D

Từ khóa:  sống
Cùng chuyên mục
XEM